TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
35
của văn bản, thì văn bản cần phải đảm bảo tính
ổn định và sự phù hợp thực tiễn của văn bản. Đây
là một nội dung rất quan trọng để nâng cao tính
tự chủ của các trường đại học công lập. Tự chủ
tài chính luôn đi kèm với sự đầu tư của đơn vị
cho hoạt động, nếu chế độ không có sự ổn định
lâu dài thì khó cho các trường xây dựng và lập kế
hoạch phát triển của trường đại học công lập, để
các trường chủ động trong việc huy động nguồn
thu, tự chủ trong các khoản chi để nâng cao chất
lượng đào tạo.
Thứ ba, nâng cao năng lực quản trị tài chính của các trường.
Một thời gian dài các trường đại học công lập
nước ta thực hiện cơ chế bao cấp của NSNN, tính
năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm bị hạn chế. Đứng trước xu hướng phát
triển hiện nay, các trường đại học công lập ngành Y
nói riêng và các trường đại học công lập nói chung
cần đổi mới tư duy, nhận thức để đáp ứng kịp sự
phát triển theo xu hướng tự chủ; Đổi mới công tác
nhân sự trong tuyển dụng, đào tạo và sử dụng cán
bộ quản lý tài chính kế toán.
Hiện nay hoạt động của nhà trường ngày càng
phát triển mạnh, đặc biệt hiện nay sự phát triển
bệnh viện, các viện đào tạo, viện nghiên cứu…
trong trường đại học đã làm thay đổi mô hình quản
trị tài chính của các trường đại học công lập ngành
Y, từ mô hình đơn vị dự toán hai cấp sang mô hình
đơn vị dự toán ba cấp. Tuy nhiên, các thành viên
ban giám hiệu các trường đại học công lập ngành Y
chủ yếu mới chỉ được đào tạo về chuyên môn bác sỹ,
chưa được đào tạo trình độ về quản lý tài chính. Để
đáp ứng được yêu cầu quản trị tài chính trong bối
cảnh phát triển của trường đại học công lập ngành y
hiện nay; trong ban giám hiệu cần có cơ cấu 01 (một)
thành viên có chuyên môn nghiệp vụ kinh tế, có vai
trò như giám đốc tài chính trong doanh nghiệp để
phụ trách nhiệm vụ quản trị tài chính và quản trị cơ
sở vật chất của nhà trường. Bên cạnh đó, cần tổ chức
bộ máy công tác tài chính kế toán có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ giúp ban giám hiệu trong công tác
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm
tra, kiểm soát hoạt động đảm bảo hoàn thành mục
tiêu, kế hoạch của nhà trường.
Các trường đại học công lập ngành Y hiện nay đã
thay đổi sang mô hình quản trị 3 cấp, vì vậy trong
công tác quản trị của nhà trường, cần xây dựng cơ
chế phân cấp, trao quyền mạnh cho các đơn vị cấp
dưới đảm bảo thực thi cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm (quản trị cấp cơ sở) và ban giám hiệu thực
hiện cơ chế quản trị cấp cao.
Thứ tư, sẵn sàng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.
Qua một số liệu điều tra, khảo sát của tác giả về
thực trạng quản trị tài chính của một số trường đại
học công lập ngành Y năm 2012-2015 cho thấy, với
mức thu, chi hiện tại của các trường, nguồn thu sự
nghiệp tại trường đã cân đối được thu – chi hoạt
động thường xuyên. Vì vậy, các trường đại học
công lập ngành Y cần đổi mới tư duy và hướng tới
lập đề án đề nghị Chính phủ phê duyệt cho thực
hiện tự chủ. Khi đó, các trường được quyền quyết
định mức thu học phí cao hơn, sẽ có điều kiện
tăng chi phí, nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà
trường. Thực tiễn cho thấy, tháng 4/2017, Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ đã được Chính phủ phê
duyệt đề án đổi mới hoạt động. Nhà trường được
tự chủ toàn diện, trong đó được quyết định mức
thu học phí cao hơn, đây là cơ sở để tăng nguồn
thu, đảm bảo thực hiện tự chủ.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới;
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Báo cáo số 593/TTr-BGDĐT, ngày 13/7/2015
trình Thủ tướng Chính phủ ban hành mức thu học phí gia đoạn 2015- 2021;
3. Chính phủ (1998), Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 về việc
thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân;
4. Chính phủ (2010), Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 về việc
quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập và cơ chế thu, sử dụng
học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học
2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015;
5. Chính phủ (2012), Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế
hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá
dịch vụ khám, chữa bệnh của các cơ sở khám, chữa bệnh công lập;
6. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của về thí
điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập
gia đoạn 2014-2017;
7. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định
cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công;
8. Chính phủ (2015), Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 quy
định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập
từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
Xu hướng thế giới hiện nay đối với các trường
đại học công lập nói chung là chuyển dịch dần
từ mô hình Nhà nước kiểm soát sang mô hình
có mức độ tự chủ cao hơn - Nhà nước giám sát.
Cùng với xu hướng phát triển của thế giới, các
trường đại học ngành Y trong nước cũng đang
phát triển theo xu hướng tự chủ đại học.