TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
27
Luật Công chức, Luật Viên chức rất khó khăn;
- Chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý, chính sách
thu hút đối với cán bộ y tế, dẫn đến tình trạng
chuyển dịch cán bộ y tế.
Bốn là,
giá dịch vụ chưa tính đủ chi phí (chi phí
quản lý, chi phí khấu hao, lương vẫn tính theo mức
lương cơ sở, nhân lực chưa đáp ứng chăm sóc toàn
diện để có đột phá nâng cao chất lượng dịch vụ) nên
khó khăn cho các bệnh viện không tuyển đủ nhân
lực để đáp ứng chuyên môn, khó khăn trong việc
vay vốn để đầu tư (giá dịch vụ BHYT chi trả chưa
có khấu hao); vẫn chưa thực sự công bằng giữa khu
vực công và khu vực tư.
Năm là,
việc xã hội hóa, vấn đề liên doanh, liên
kết trang thiết bị y tế, hợp tác đầu tư theo Nghị
quyết 93/NQ-CP của Chính phủ về một số cơ chế,
chính sách phát triển y tế, đầu tư theo hình thức
đối tác công – tư (PPP) còn một số tồn tại bất cập
như chưa hoàn thiện hành lang pháp lý, còn có tình
trạng lạm dụng kỹ thuật cao, lạm dụng xét nghiệm,
thu phí không tương xứng với dịch vụ, có sự phân
biệt giữa khám, chữa bệnh theo yêu cầu và BHYT...
Có ý kiến đề nghị phải rạch ròi, không để công tư
lẫn lộn trong bệnh viện công.
Trong các hình thức xã hội hóa, huy động vốn, việc
vay vốn Ngân hàng Phát triển hoặc các tổ chức tín
dụng, quỹ đầu tư của nhà nước không ảnh hưởng đến
việc công, tư trong bệnh viện công. Tuy nhiên, việc
vay vốn của các bệnh viện công còn rất hạn chế, khó
khăn vì nếu vay vốn thì bệnh viện phải trả gốc vay,
lãi vay, trong khi cơ chế giá dịch vụ do BHYT chi trả
chưa có khấu hao để có nguồn chi trả lãi và gốc vốn
vay, người bệnh phải trả phần chênh lệch này. Khi vay
vốn, trách nhiệm của các bệnh viện trong việc trả nợ là
rất lớn, trong khi liên doanh, liên kết, đặt máy thì do
nhà đầu tư chịu. Một khó khăn khác là do lãi suất khá
cao, thời gian phải trả vốn vay ngắn nên rất khó cân
đối nguồn để trả nếu vay xây dựng bệnh viện.
Sáu là,
về BHYT, mệnh giá thấp nên chưa thể chi
cho các dịch vụ y tế dự phòng, khám, sàng lọc để hạn
chế mắc bệnh, phát hiện sớm để giảm chi phí điều trị;
chính sách thông tuyến tuy thuận lợi cho người dân
trong ngắn hạn nhưng về lâu dài sẽ gây tâm lý, thói
quen vượt tuyến của người dân, dẫn đến coi trọng
điều trị ở tuyến trên, không coi trọng chăm sóc sức
khỏe ban đầu, y tế cơ sở nên không thực hiện được
chủ trương phòng bệnh hơn chữa bệnh, làm tăng chi
phí KCB không cần thiết và mất cân đối quỹ BHYT;
Bảy là,
chưa có cơ chế để khuyến khích các đơn
vị chuyển sang hoạt động theo loại hình tự bảo đảm
toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên.
Tám là,
trình độ quản lý tài chính của một số cơ
sở y tế còn chưa đáp ứng yêu cầu. Chế độ kế toán,
hạch toán hành chính sự nghiệp hiện nay chưa phù
hợp với cơ chế tự chủ tài chính, nhất là việc xác định
chênh lệch thu chi của đơn vị .
Giải pháp thực hiện tự chủ
Để phát huy thành quả đạt được, khắc phục các
hạn chế trong thực hiện tự chủ tại các đơn vị sự
nghiệp công lập ngành Y tế, các giải pháp cần tập
trung thực hiện bao gồm:
Thứ nhất,
tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho
y tế, ưu tiên cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, các cơ
sở y tế ở vùng khó khăn, các bệnh viện khám, chữa
các bệnh xã hội như tâm thần, phong, lao... Đổi mới
phương thức phân bổ ngân sách, thực hiện các cơ
chế như: đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu
cung ứng dịch vụ công;
Thứ hai,
sửa Nghị định 85/2012/NĐ-CP theo
hướng giao quyền tự chủ toàn diện để phát huy tính
năng động, sáng tạo của các đơn vị sự nghiệp y tế
công lập, gắn với việc tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, công khai, minh bạch về tài chính và
hoạt động; đổi mới mạnh mẽ phương thức quản trị
các đơn vị sự nghiệp y tế công, các bệnh viện công
tiến tới phải tự chủ và hạch toán thu chi;
Thứ ba,
đổi mới cơ chế sử dụng BHYT theo hướng
chi cho khám chữa bệnh và chi cho y tế dự phòng,
chi phòng bệnh và chi cho quản lý sức khỏe, sàng
lọc, phát hiện sớm để nâng cao ý thức người dân
trong việc bảo vệ sức khoẻ;
Thứ tư,
tiếp tục đẩy nhanh lộ trình và sớm hoàn
thành việc tính đúng, tính đủ chi phí trong giá dịch
vụ y tế (bao gồm cả gói dịch vụ y tế dự phòng, y tế
công cộng);
Thứ năm,
khuyến khích các thành phần kinh tế
đầu tư phát triển y tế tư nhân;
Thứ sáu,
tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa,
đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP);
Thứ bảy,
tiếp tục đổi mới toàn diện và nâng cao
chất lượng dịch vụ y tế (thành lập cơ quan kiểm
định chất lượng dịch vụ y tế, cả chất lượng khám,
chữa bệnh, chất lượng các dịch vụ y tế khác, thanh
toán theo chất lượng dịch vụ...), lấy sự hài lòng của
người bệnh là thước đo chất lượng.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ;
2. Thông tư 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính;
3. Nghị định 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ;
4. Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ;
5. Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2015;
6. Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế.