26
Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các đơn vị sự
nghiệp y tế công lập gặp một số khó khăn, hạn chế
như sau:
- Về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao:
Một trong những bất cập hiện nay là việc chưa ban
hành được các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành
nhiệm vụ theo từng lĩnh vực chuyên môn y tế. Bên
cạnh đó, chưa có cơ quan kiểm định, đánh giá chất
lượng công việc và có hiện tượng lạm dụng kỹ thuật
để tăng nguồn thu.
- Về cơ chế quản lý bộ máy, biên chế:
Các quy định
về thành lập, giải thể các tổ chức cấu thành đơn vị sự
nghiệp công cũng chưa rõ ràng nên còn nhiều ý kiến
khác nhau. Nếu để các đơn vị tự thành lập, giải thể
thì có thể dẫn đến các đơn vị sẽ giải thể các khoa, bộ
phận không có thu hoặc nguồn thu thấp, phát triển
các khoa, bộ phận có nguồn thu, trong khi việc chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đòi hỏi hệ thống y tế
phải đồng bộ giữa các chuyên khoa, chuyên ngành…
Các quy định về xây dựng, thẩm định, phê duyệt
đề án vị trí việc làm, quyết định số lượng người làm
việc, tuyển dụng còn chưa phù hợp, nhất là đối với
các đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, tự bảo đảm
chi thường xuyên và đầu tư. Các đơn vị này không
sử dụng ngân sách để trả lương, Nghị quyết 89-NQ/
CP giao cho đơn vị tự quyết định nhưng chưa có
hướng dẫn thành lập Hội đồng quản lý để thẩm
định, tránh tình trạng duy ý chí của người đứng
đầu đơn vị. Nhiều đơn vị ký hợp đồng lao động với
người làm chuyên môn y tế để sử dụng có hiệu quả
nguồn nhân lực này thì lại bị coi là vi phạm, hạn
chế quyền tự chủ của đơn vị (chưa được quy định
thẩm quyền vì vẫn là đơn vị sự nghiệp công lập
phải tuyển dụng theo quy định pháp luật về tuyển
dụng, sử dụng viên chức).
Thực tế hiện nay, nhiều đơn vị đã tự bảo đảm
được kinh phí hoạt động từ các nguồn thu, tự bảo
đảm tiền lương cho người lao động nhưng do là
“đơn vị sự nghiệp” nên bị hạn chế trong việc phát
triển đơn vị. Người làm việc trong các đơn vị sự
nghiệp vừa là “công chức” đối với lãnh đạo, vừa
là “viên chức” đối với người không phải là lãnh
đạo đơn vị, nên phải thực hiện việc tuyển dụng, sử
dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật
theo quy định của Luật Công chức, Luật Viên chức,
rất khó khăn trong khi bệnh viện là nơi cung ứng
dịch vụ, muốn chất lượng cao thì phải có nhân lực
để phục vụ người bệnh.
Nhân lực các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có
nhiều hạn chế. Nhiều trường hợp bệnh nặng, người
nhà không có chuyên môn y tế vẫn phải chăm sóc
người bệnh. Các đơn vị sự nghiệp công có cơ quan
chủ quản bổ nhiệm lãnh đạo, nhiều việc chưa được
“tự chủ” toàn diện mà phải xin cấp trên phê duyệt nên
bị hạn chế quyền chủ động, sáng tạo, tự chủ tự chịu
trách nhiệm của đơn vị. Do đặc thù riêng, một số bệnh
viện có nhiều cơ sở nhưng lại bị hạn chế số lãnh đạo
đơn vị nên không thể đáp ứng yêu cầu quản lý. Việc
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công là công chức
nên không được kiêm nhiệm làm lãnh đạo cơ sở đầu
tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) cũng làm hạn
chế việc thực hiện chủ trương xã hội hóa, kết hợp công
– tư để giảm quá tải, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Bên cạnh đó, hiện nay chưa có chính sách đãi ngộ
hợp lý; chính sách thu hút đối với cán bộ y tế, nhất là
cán bộ giỏi về công tác tại các bệnh viện, cơ sở y tế ở
vùng khó khăn. Tại các vùng này, viên chức y tế lương
ngạch bậc thấp, thu nhập tăng thêm thấp hoặc không
có dẫn đến có tình trạng chuyển dịch cán bộ y tế…
- Về cơ chế tài chính:
Còn tồn tại nhiều bất cập,
hạn chế như:
Một là,
đầu tư từ NSNN cho y tế còn thấp; cơ cấu
chi còn bất cập, chi cho y tế cơ sở, y tế dự phòng thấp.
Phân bổ ngân sách còn mang tính bình quân, chưa
gắn với kết quả đầu ra, chưa gắn chặt với nhiệm vụ
chuyên môn giao, một số chi phí chưa được kết cấu
trong giá dịch vụ nhưng chưa được cấp ngân sách.
Hai là
, ngân sách trung ương dành cho chi Chương
trình mục tiêu y tế - dân số còn thấp nên ảnh hưởng
đến y tế dự phòng và hoạt động của y tế cơ sở.
Ba là,
chưa ban hành được Nghị định thay thế
Nghị định 85/2012/NĐ-CP nên:
- Chưa ban hành được các tiêu chí đánh giá mức
độ hoàn thành nhiệm vụ theo từng lĩnh vực chuyên
môn y tế; Chưa có cơ quan kiểm định, đánh giá chất
lượng công việc và có hiện tượng lạm dụng kỹ thuật
để tăng nguồn thu;
- Còn khó khăn trong việc thực hiện quy định về
Hội đồng quản lý theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP
và Nghị định 16/2015/NĐ-CP, mặc dù đã có Thông
tư số 03/2016/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn
vướng mắc về việc thành lập, bổ nhiệm các chức
danh thành viên Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng theo
tiêu chuẩn, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý và
Ban giám đốc...;
- Các quy định về thành lập, giải thể các tổ chức
cấu thành đơn vị sự nghiệp công cũng chưa rõ ràng
nên còn nhiều ý kiến khác nhau;
- Các quy định về xây dựng, thẩm định, phê duyệt
đề án vị trí việc làm, quyết định số lượng người làm
việc, tuyển dụng còn chưa phù hợp. Việc quy định
công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp
phải thực hiện tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiễm, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật... theo quy định của