28
Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Kết quả thực hiện tự chủ tài chính của các trường
cho thấy, phần lớn các trường đã đảm bảo tương
đối tốt toàn bộ hoạt động chi thường xuyên, đồng
thời thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người học
thông qua việc miễn giảm học phí cho các đối tượng
chính sách, trích học bổng khuyến khích theo quy
định và có chênh lệch thu lớn hơn chi, thu nhập
bình quân của người lao động tăng lên so với giai
đoạn trước.
Về nguồn thu, tổng nguồn thu các trường có xu
hướng tăng lên qua các năm, tuy nhiên cơ cấu nguồn
thu chưa có sự thay đổi nhiều giữa giai đoạn trước
và sau khi thực hiện tự chủ. Thu sự nghiệp (chủ yếu
là thu từ học phí và lệ phí) vẫn chiếm tỷ trọng lớn
(trên 70%) và còn phụ thuộc nhiều vào quy mô đào
tạo và mức tăng học phí. Thu từ dịch vụ, nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp đồng tư
vấn… vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng
giảm trong cơ cấu nguồn thu. Nguồn ngân sách nhà
nước (NSNN) cấp cho các trường chủ yếu là nguồn
kinh phí cho các dự án đang triển khai từ trước khi
tự chủ, hỗ trợ miễn, giảm học phí đối với sinh viên
thuộc đối tượng chính sách.
Về nguồn chi, thực hiện tự chủ đã tạo điều kiện
cho các trường chủ động trong quản lý, sử dụng
các nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ đào tạo,
nghiên cứu khoa học trên cơ sở chấp hành quy chế
thu - chi nội bộ của nhà trường và các quy định của
Nhà nước. Sau khi thực hiện tự chủ, cơ cấu chi thay
đổi theo hướng tăng chi hoạt động sự nghiệp và
giảm chi dịch vụ. Chi sự nghiệp tăng từ 70,6% giai
đoạn trước tự chủ (2013-2014) lên 72,4% giai đoạn
sau tự chủ (2015-2016) tập trung chủ yếu vào chi
cho con người, chi học bổng sinh viên, chi nghiệp vụ
chuyên môn, chi mua sắm. Chi từ NSNN cấp vẫn ưu
Thực trạng tự chủ tài chính
tại các trường đại học công lập ở Việt Nam
ThựchiệnNghị quyết số77/NQ-CPngày24/10/2014
về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ
sở giáo dục đại học công lập (ĐHCL) giai đoạn 2014-
2017, các trường ĐHCL đã triển khai thí điểm tự chủ
tài chính cả chi thường xuyên và chi đầu tư. Tính đến
tháng 10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyêt đinh
phê duyẹt Đê án thí điêm đôi mơi co chê hoat đọng
giai đoan 2015-2017 theo Nghi quyêt 77/NQ-CP cho 23
co sơ giáo duc ĐHCL trưc thuọc các bọ, ngành trung
ương, trong đó 12 trường có thơi gian tư chu trên 2
nam, 3 trường có thơi gian tư chu tư 1-2 nam, 5 trường
có thơi gian tư chu dưới 1 nam và 4 trường mơi được
giao quyêt đinh tư chu tư tháng 7/2017.
ĐA DẠNGHOÁNGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
TẠI CÁC TRƯỜNGĐẠI HỌC CÔNG LẬPVIỆT NAM
TS. Lê Thị Minh Ngọc
- Học viện Ngân hàng *
Giáo dục đại học tại các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay phải đối
mặt với những khó khăn, thách thức liên quan đến chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên,
sinh viên, nguồn kinh phí hoạt động, quyền tự chủ của các trường…Để khắc phục những hạn chế
này, việc huy động hiệu quả các nguồn lực tài chính nhằm tạo điều kiện cung cấp ra thị trường
dịch vụ đào tạo giáo dục đại học có chất lượng cao là điều cần thiết.
Từ khóa: Giáo dục đại học, tự chủ tài chính, đại học công lập, nguồn lực tài chính
Higher education in emerging countries and
in Vietnam in particular has been facing great
difficulties and challenges in relation to the
quality of training, the capacity of lecturers and
students, operation costs and the autonomy
power of the schools… In order to settle these
limitations, the mobilization of financial
resources for more effective education and
training services is determined importance.
Keywords: Higher education, financial autonomy, public
universities, financial resources
Ngày nhận bài: 02/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 01/12/2017
Ngày duyệt đăng: 04/12/2017
*Email: