43
phát triển hệ thống KHO BẠC NHÀ NƯỚC giai đoạn 2017 - 2020
Đơn vị sử dụng NSNN/chủ đầu tư nhờ được
thông báo trước nên rất chủ động tìm hiểu các thông
tin chỉ dẫn giao dịch với KBNN, với công chức kiểm
soát chi theo sự phân công được công khai trên các
bảng chỉ dẫn. Nhiều đơn vị đã đến làm thủ tục
tạm ứng, thanh toán các khoản chi NSNN ngay từ
những ngày đầu tiên khi KBNN triển khai thực hiện
Đề án và chỉ gửi hồ sơ cả chi đầu tư, chi thường
xuyên đến 1 công chức kiểm soát chi tại sảnh giao
dịch. Các giao dịch thanh toán các khoản chi NSNN
diễn ra nhanh chóng. Khách hàng được hướng dẫn
đầy đủ, kịp thời về hồ sơ thủ tục, thời gian xử lý hồ
sơ, thanh toán chuyển tiền, không phải đi lại nhiều
nên rất đồng tình, ủng hộ việc triển khai Đề án của
hệ thống KBNN.
Với nỗ lực của tập thể cán bộ công chức hệ thống
KBNN, công tác kiểm soát chi cơ bản đã đáp ứng
yêu cầu, đảm bảo thời gian xử lý hồ sơ theo quy
định. Lũy kế vốn thanh toán từ ngày 1/10/2017 đến
15/11/2017 ước đạt 138.571,8 tỷ đồng.
Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, các
đơn vị KBNN đã trả lại đơn vị 2.767 hồ sơ chưa đảm
bảo tính pháp lý để đơn vị bổ sung, hoàn thiện lại và
thực từ chối thanh toán 16,6 tỷ đồng, do chi sai tiêu
chuẩn, định mức của Nhà nước.
Có thể khẳng định, việc triển khai thực hiện Đề
án Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi
NSNN qua hệ thống KBNN là phù hợp với mục tiêu
Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
138/2007/QĐ-TTg.
Đặc biệt, Đề án đáp ứng yêu cầu, chủ trương
cải cách hành chính của Chính phủ, Bộ Tài chính.
Tổ chức bộ máy của KBNN cấp huyện đã tinh gọn
hơn (giảm 1.332 cấp Tổ), không còn cấp Tổ trong
cơ cấu tổ chức của KBNN cấp huyện, mang lại
nhiều lợi ích cho khách hàng; đồng thời, vẫn đảm
bảo thời gian kiểm soát, xử lý hồ sơ kiểm soát chi
theo quy định.
Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ hồ sơ quá hạn,
chủ yếu là chứng từ thanh toán tạm ứng, đối
chiếu số liệu chậm... Nguyên nhân là do những
ngày đầu, cán bộ công chức còn chưa thành thục
trong việc nhập liệu trên các chương trình ứng
dụng như chương trình quản lý, thanh toán vốn
đầu tư DTKB-LAN 2014 (đối với công chức làm
công tác kế toán, kiểm soát chi thường xuyên
trước đây, nay chuyển sang làm công tác kiểm
soát chi theo Đề án).
Bên cạnh đó, một số KBNN tỉnh, thành phố
còn gặp trục trặc trong giao nhận chứng từ giữa
2 Phòng Kế toán nhà nước và Phòng Kiểm soát
chi thông qua giao diện trên Hệ thống thông tin
quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS). Có tỉnh
do còn có khó khăn về nguồn vốn thuộc ngân sách
địa phương chưa đảm bảo nhu cầu chi tại từng
thời điểm, nên có sự ưu tiên kiểm soát chi, chuyển
tiền thanh toán trước đối với các khoản chi lương,
chi an sinh xã hội, chi an ninh quốc phòng và các
khoản khoản chi cấp bách khác do cùng một thời
điểm có số lượng hồ sơ nhiều, các khoản chi về đầu
tư xây dựng cơ bản được thực hiện sau, dẫn đến
chậm so với thời gian chỉ đạo của KBNN (không
quá 3 ngày làm việc), nhưng so với thời gian quy
định của pháp luật thì vẫn đảm bảo trong quy định
là 4 ngày làm việc.
Một số vướng mắc đặt ra
Sau gần 2 tháng triển khai thực hiện Đề án Thống
nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua
hệ thống KBNN về cơ bản, không có vướng mắc
lớn, các giao dịch về thu - chi NSNN được thực hiện
thông suốt. Tuy nhiên, với mong muốn tạo thuận
lợi hơn nữa trong việc luân chuyển, bàn giao và xử
lý hồ sơ chứng từ trong nội bộ các đơn vị KBNN;
KBNN các tỉnh, thành phố đã nêu một số vướng
mắc cụ thể để hoàn thiện các bước của quy trình, tập
trung ở một số nội dung như:
- Việc luân chuyển, bàn giao chứng từ chi giữa
cán bộ kiểm soát chi và cán bộ kế toán phải được xác
nhận bằng mật khẩu trên Hệ thống TABMIS, dẫn
đến mỗi lần giao nhận chứng từ lại phải xác nhận
mật khẩu, mất khá nhiều thời gian để xử lý một bộ
chứng từ.
- Giao diện, bàn giao chứng từ cũng như xử lý các
sai sót khi được các bên phát hiện giữa kiểm soát chi
và kế toán; giữa Chương trình an ninh quốc phòng
và Hệ thống TABMIS chưa thuận tiện, thường phát
sinh các lỗi khi giao dịch.
- Hệ thống TABMIS đôi khi chạy chậm, dẫn đến
thời gian xử lý chứng từ bị kéo dài hoặc giao diện
từ Hệ thống TABMIS sang hệ thống thanh toán còn
chậm, gây mất nhiều thời gian.
- Một số KBNN huyện do thiếu biên chế (có
Lũy kế vốn thanh toán từ ngày 1/10/2017 đến
15/11/2017 ước đạt 138.571,8 tỷ đồng. Thông
qua công tác kiểm soát chi NSNN, các đơn vị
KBNN đã trả lại đơn vị 2.767 hồ sơ chưa đảm
bảo tính pháp lý để đơn vị bổ sung, hoàn thiện
lại và thực từ chối thanh toán 16,6 tỷ đồng, do
chi sai tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.