32
Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
đại học y khoa ởmọi đất nước đều được xây dựng trên
nền tảng bệnh viện mà phải là bệnh viện đa chuyên
khoa, có tầm kiểm soát bệnh tật rộng lớn. Ở Việt Nam,
trước khi có Trường Y khoa Đông Dương (năm 1902)
đã có nhà thương Bạch Mai, nhà thương Phủ Doãn,
nhà thương Đồn Thủy. Khi có các nhà thương, chính
quyền thực dân Pháp đã cho mở Trường Y khoa Đông
Dương, với 100% giảng viên là các giáo sư Y khoa giỏi,
trẻ từ Pháp sang xây dựng trường, giảng dạy và thực
hành y khoa tại các bệnh viện.
Từ đó đến nay, mối quan hệ Viện – Trường đang
được các trường đào tạo ngành Y và các bệnh viện
tăng cường xây dựng ngày càng gắn bó thân thiết.
Hiện nay, các bộ môn lâm sàng của nhà trường đều
ở tại bệnh viện, gắn liền với các khoa của bệnh viện
và làm việc như các bác sỹ của bệnh viện; nhiều bác
sĩ của bệnh viện tham gia giảng dạy và giữ các vị
trí lãnh đạo các khoa, bộ môn của nhà trường và
nhiều giảng viên, bác sĩ của nhà trường làm việc tại
bệnh viện đã giữ các vị trí lãnh đạo các khoa của
bệnh viện. Nhiều người đã giữ các vị trí
quan trọng là giám đốc, phó giám đốc
của các bệnh viện.
Xu hướng tự chủ
của các trường đại học công lập
Xu hướng thế giới hiện nay đối với
các trường đại học công lập nói chung
là chuyển dịch dần từ mô hình Nhà
nước kiểm soát sang mô hình có mức
độ tự chủ cao hơn - Nhà nước giám
sát. Cùng với xu hướng phát triển của
thế giới, các trường đại học ngành Y
trong nước cũng đang phát triển theo
xu hướng tự chủ đại học. Đảng và Nhà
nước ta đã và đang đổi mới mạnh mẽ
hoạt động của các trường đại học theo
hướng tự chủ toàn diện. Điều
này được thể hiện trong Nghị
quyết số 77/NQ-CP của Chính
phủ quy định về đổi mới cơ chế
quản lý tài chính của các cơ sở
giáo dục đại học công lập và
Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày
15/2/2015 về quy định cơ chế tự
chủ của đơn vị sự nghiệp công.
Các chính sách của Nhà nước
trong những năm gần đây đã
mở rộng quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của các trường đại
học công lập. Trong đó Trường
Đại học Y dược Cần Thơ đã được
Chính phủ phê duyệt đề án đổi mới cơ chế hoạt
động tự chủ toàn diện từ tháng 4/2017.
Bối cảnh trên đòi hỏi các trường phải nâng cao
nội lực tự chủ, phát triển đa dạng các nguồn thu
đảm bảo nhu cầu nguồn vốn cho hoạt động và triển
khai các kế hoạch phát triển của Nhà trường. Các
trường đại học công lập ngành Y Việt Nam đã có
nhiều cơ hội hơn để tăng cường hợp tác đào tạo
đa dạng nhiều chuyên ngành, mở ra nhiều chương
trình đào tạo hơn, quan hệ hợp tác quốc tế trong
đào tạo và nghiên cứu phát triển mạnh nhưng cũng
tạo ra nhiều thách thức mới về công tác đổi mới đào
tạo, đổi mới quản lý đại học và huy động nguồn vốn
đầu tư cho giáo dục, trong khi nguồn đầu tư của
NSNN hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi các trường đại học
công lập ngành Y cần phải đổi mới toàn diện, trong
đó đổi mới công tác quản trị tài chính là một nội
dung hết sức quan trọng để đáp ứng nhu cầu nguồn
vốn cho hoạt động của nhà trường đạt mục tiêu, là
tiền đề để thực hiện tự chủ đại học của Nhà trường.
Hình 1. Nguồn thu dịch vụ đang phát triển chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng số thu sự nghiệp (Triệu đồng)
Nguồn: Báo cáo tài chính các đơn vị năm 2011 - 2015
Hình 1: Bảng so sánh chi phí đào tạo đại học của các ngành
TT
Khối ngành đào tạo
Chi phí đào tạo
(đồng/1 sinh viên/năm)
So sánh chi phí ngành
khác với ngành y dược
I
Nhóm 1 (trung bình nhóm)
20.458.583
1 Nông – Lâm – Ngư
21.313.778
42,0%
2 Kinh tế
19.092.249
37,6%
II
Nhóm 2 (trung bình nhóm)
23.936.158
1 Khoa học cơ bản
23.203.210
45,7%
2 Công nghiệp
25.694.719
50,6%
3 Nghệ thuật
22.852.927
45,0%
III Nhóm 3 (trung bình nhóm)
50.757.021
1 Y, Dược
50.757.021
100%
Nguồn: Báo cáo số 593/TTr-BGDĐT, ngày 13/7/2015 của Bộ giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ