TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
29
tiên cho các hoạt động đầu tư, xây dựng cơ bản và
chi thường xuyên.
Tốc độ tăng thu lớn hơn so với tăng chi, nguồn
chênh lệch thu - chi được các trường trích lập các
quỹ, đầu tư mua sắm trang thiết bị,chính sách học
bổng cho sinh viên, đầu tư hoạt động tư vấn và
nghiên cứu khoa học.
Nhìn chung, các chính sách của nhà nước về
tự chủ đại học nói chung và tự chủ tài chính nói
riêng, thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả
tích cực, các trường chủ động hơn trong khai thác
nguồn thu và quản lý chi tiêu, mở rộng và quảng
bá Chương trình đào tạo chất lượng cao, liên kết,
đào tạo ngắn hạn, dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao
chất lượng và uy tín để thu hút sinh viên trong
và ngoài nước... Các trường thực hiện thí điểm tự
chủ tài chính cũng đã xây dựng quy chế chi tiêu
nội bộ, xây dựng các quy chế, định mức chi tiêu
phù hợp hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
đạt được, trên phương diện nguồn thu các trường
ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính vẫn còn gặp một
số vướng mắc sau:
Thứ nhất,
nguồn hỗ trợ từ NSNN cấp cho giáo
dục đại học (GDĐH) còn hạn chế, cơ chế phân bổ
NSNN vẫn mang tính bình quân giữa các trường
ĐHCL, chưa gắn với các tiêu chí phản ánh chất
lượng và kết quả đầu ra.
Thứ hai,
các trường vẫn đang bị hạn chế về chỉ
tiêu đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo và mức thu học phí, lệ phí theo quy định của
Chính phủ. Mức học phí vẫn còn thấp, chưa tương
ứng với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành
và các loại hình đào tạo bậc đại học.
Thứ ba,
quy định các trường đại học không được
thu khoản lệ phí nào ngoài lệ phí tuyển sinh đại
học, cao đẳng theo Luật lệnh phí, lệ phí và nguồn
thu này chỉ được chi cho hoạt động phục vụ tuyển
sinh đại học, cao đẳng mà không được chi cho hoạt
động khác. Các khoản thu từ liên kết đào tạo, đào
tạo bằng 2, đào tạo vừa học vừa làm... giảm mạnh
trong vài năm gần đây ảnh hưởng lớn tới các khoản
thu của nhà trường.
Thứ tư,
các nguồn thu khác từ dịch vụ, từ khoa
học- công nghệ, viện trợ, hiến tặng cũng còn thấp,
trung bình chỉ khoảng 3% tổng nguồn thu hiện nay
của các trường ĐHCL ở Việt Nam.
Thứ năm,
việc sử dụng tài sản, đất đai để liên
doanh, liên kết, việc huy động vốn từ các tổ chức tín
dụng và các tổ chức, cá nhân khác nhằm hỗ trợ việc
cung cấp dịch vụ GDĐH theo nhu cầu của các đơn
vị vẫn còn hạn chế do chưa có văn bản hướng dẫn
để tổ chức thực hiện đúng quy định.
Thứ sáu,
Nhà nước vẫn chưa có cơ chế hỗ trợ cụ
thể cho các trường ĐHCL thực hiện thí điểm tự chủ
được vay vốn ưu đãi hoặc được hỗ trợ lãi suất để
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Giải pháp đa dạng hoá nguồn lực tài chính
Để khai thác hiệu quả các nguồn lực, phát huy
huy tính tự chủ tài chính của các trường ĐHCL ở Việt
Nam cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất,
đổi mới phương thức phân bổ kinh
phí NSNN cho GDĐH. Việt Nam hiện nay lựa
chọn mô hình phân bổ NSNN chủ yếu dựa trên
yếu tố đầu vào như số lượng sinh viên tuyển sinh,
chưa khuyến khích được tính hiệu quả. Cần có sự
chuyển đổi tiêu chí phân bổ dựa trên các yếu tố
đầu ra, phản ánh hiệu suất hoạt động của trường
đại học như: Số lượng sinh viên, tổng số giờ giảng
thực hiện, chất lượng công trình nghiên cứu, số
lượng sinh viên tốt nghiệp tìm được công việc liên
quan đến chuyên ngành được đào tạo, các kỹ năng
chung, sự hài lòng của xã hội…
Thứ hai,
đổi mới chính sách tín dụng hỗ trợ đối
với sinh viên. Tính hiệu quả của các khoản tín dụng
sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: lãi
suất cho vay, thời hạn trả nợ, khả năng thu hồi…
và chi phí quản lý các khoản cho vay. Tuy nhiên,
việc chuyển đổi chi phí từ Chính phủ cho sinh viên
không phải lúc nào cũng có hiệu quả.
Để nâng cao hiệu quả triển khai các chương
trình tín dụng cho sinh viên có thể xem xét một số
đề xuất sau:
(i) Quy định nhiều định mức cho vay tương ứng
với từng loại sinh viên thay vì một định mức chung
như hiện nay (trong đó, có thể cho vay đủ để trang
trải cả tiền học phí và sinh hoạt phí);
(ii) Căn cứ quyết định định mức cho vay cần dựa
trên đánh giá năng lực tài chính của sinh viên và kết
quả học tập;
(iii) Áp dụng hình thức trả nợ theo mô hình tín
dụng tùy theo thu nhập và chỉ bắt đầu trả nợ khi sinh
viên tốt nghiệp đi làm có mức lương trên ngưỡng tối
thiểu; mức trả nợ tỷ lệ với thu nhập hằng tháng;
(iv) Quy định chỉ cho sinh viên học tại các chương
trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm định
Việc thực hiện các chính sách của Nhà nước
về tự chủ tài chính tại các trường đại học thời
gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Các trường đã chủ động hơn trong khai thác
nguồn thu và quản lý chi tiêu.