TÀI CHÍNH -
Tháng 01/2016
27
trong đó, nhiều chính sách về thu NSNN được
ban hành trong giai đoạn 2011 - 2015 để tăng khả
năng cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư, tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp và thực hiện các cam
kết hội nhập kinh tế quốc tế... theo hướng cắt
giảm, điều chỉnh một số loại thuế nhanh hơn dự
kiến. Bình quân cả giai đoạn, tỷ lệ huy động từ
thuế, phí vào NSNN khoảng 21% GDP (khá sát
với mục tiêu đề ra).
Cơ cấu thu đã có chuyển biến theo hướng tích
cực, tỷ trọng thu nội địa (phản ánh mức động
viên từ nội bộ nền kinh tế) đã tăng từ 59% (giai
đoạn 2006 - 2010) lên 68% (giai đoạn 2011 - 2015),
đến năm 2015 chiếm 74% tổng thu NSNN. Trong
khi đó, tổng chi NSNN ước tính đạt 1.093,7 nghìn
tỷ đồng, bằng 101,8% dự toán năm. Cụ thể,
chi đầu tư phát triển 203 nghìn tỷ đồng, bằng
104,2%; ước chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính
đạt 745 nghìn tỷ đồng, bằng 97,1%; chi trả nợ và
viện trợ 148,3 nghìn tỷ đồng tính đến 15/12, bằng
98,9%. Ước tính sơ bộ chi thường xuyên năm
2015 tăng khoảng 1,95% so với dự toán. So với
dữ liệu tương ứng của giai đoạn 2006-2015 thì
kết quả thực hiện chi NSNN so với dự toán của
giai đoạn 2011 - 2015 là khả quan (Hình 3). Điều
này phản ánh việc kiên trì thực hiện chủ trương
chính sách tài khóa chặt chẽ, tiết kiệm đã có tác
dụng nhất định đến chi tiêu ngân sách năm giai
đoạn gần đây.
Cùng với đó, chi NSNN đã thực hiện phân
bổ có hiệu quả các nguồn lực, kiểm soát chặt
chẽ, tiết kiệm. Tổng chi NSNN giai đoạn 2011
- 2015 đạt mức bình quân khoảng 28,3% GDP.
Chi thường xuyên giai đoạn 2011 - 2015 ở mức
bình quân khoảng 65% tổng chi NSNN, tăng
so với giai đoạn 2006 - 2010 (bình quân 54 -
công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước
119,7 nghìn tỷ đồng, bằng 100,1%. Thu từ doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu
thô) đạt 128 nghìn tỷ đồng, bằng 89,8% dự toán
năm; thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước
204,2 nghìn tỷ đồng, bằng 92,5%... Thu từ hoạt
động ngoại thương giảm có nhiều nguyên nhân,
trong đó có tác động mạnh từ việc cắt giảm các
dòng thuế theo yêu cầu của các hiệp định thương
mại tự do.
Có thể thấy, thu cân đối NSNN năm 2015 khá
hiệu quả khi vượt dự toán hơn 8%, dù ban đầu
tình hình thu ngân sách cho thấy sẽ rất nhiều khó
khăn (đến hết quý III/2015 vẫn hết sức khó khăn
và chỉ thực sự khả quan từ quý IV/2015).
Một trong những khó khăn lớn đối với hoạt
động thu NSNN năm 2015 là giá dầu giảm mạnh
so với dự báo (trung bình cả năm 2015, giá dầu
chỉ bằng hơn 50% giá dự báo khi lập dự toán).
Ngoài ra, còn do thu ngân sách vẫn phụ thuộc
khá lớn vào các loại thuế gián thu như: Thuế giá
trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Đây là những
loại thuế phụ thuộc vào mức giá, nên khi lạm
phát được kiềm chế, thì tốc độ thu NSNN từ các
loại thuế cũng bị giảm.
Theo Hình 2, dự toán NSNN năm 2015 dù
không tăng đột biến song vẫn vượt dự toán với
kết quả tích cực. Việc dự toán số thu thuế giá trị
gia tăng năm 2015 tăng hơn gần 17% và số thu
thuế tiêu thụ đặc biệt tăng 11,5% so với ước thực
hiện (lần 2) năm 2014 là khá cao, khi xu hướng
lạm phát thấp đã biểu hiện rõ cuối năm 2014.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, mức độ động
viên NSNN có xu hướng giảm so với giai đoạn
trước, chủ yếu do chịu tác động bởi 2 yếu tố: (i)
Tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến và thấp
hơn giai đoạn trước; (ii) Điều chỉnh chính sách
động viên, làm giảm thu NSNN trong ngắn hạn,
HÌNH 1: TỶ LỆ THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH SO VỚI DỰ TOÁN
NĂM 2005-2015 (%)
Nguồn: Tính toán từ số liệu Bộ Tài chính, năm 2014, năm 2015 là số ước tính
HÌNH2:TỐCĐỘTĂNGTHUNSNN,TĂNGGDPVÀGIÁHÀNGNĂM (%)
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê