14
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2016
Mô hình phối hợp chính sách
Mô hình hợp nhất:
Mô hình này sẽ có một cơ quan
kiểm soát chung cả chính sách tài khoá và chính
sách tiền tệ. Theo Blinder (1982), mô hình này phù
hợp khi các chính sách thiếu các công cụ hiệu quả
để đạt được mục tiêu và khi không chắn chắn về
mục tiêu phù hợp và phương pháp của chính sách
ổn định hóa.
Mô hình độc lập:
Đối ngược với mô hình hợp
nhất là mô hình độc lập, theo đó thì Bộ Tài chính
và Ngân hàng Trung ương độc lập với nhau,
không cơ quan nào có quyền chi phối. Mô hình
này mô phỏng thực tế cơ chế điều hành chính
sách kinh tế của Mỹ. Blinder (1982) chứng minh
bằng lý thuyết trò chơi rằng, với mô hình này
chính sách tài khoá thường có xu hướng nới
lỏng và chính sách tiền tệ có xu hướng thắt chặt.
Blinder (1982) cho rằng, sự kết hợp này không
phải là tối ưu đối với nền kinh tế do làm tăng
lãi suất và làm giảm đầu tư (như đã đề cập đến
trong mô hình IS-LM). Mô hình này phù hợp với
nguyên tắc cung tiền mục tiêu hơn là nguyên tắc
lạm phát mục tiêu hay lập trình tiền tệ.
Mô hình đi trước – theo sau:
Theo mô hình này
thì một trong hai chính sách ra quyết định chính
sách trước và chính sách kia theo sau. Chính sách đi
trước được xem là chủ động, còn chính sách đi sau
được xem là bị động. Blinder (1982), bằng lý thuyết
trò chơi, chứng minh là mô hình đi trước – theo sau
(bất kể chính sách nào đi trước) cho kết quả tốt hơn
so với mô hình độc lập.
Một là,
chính sách tiền tệ xác định mục tiêu trước:
Chính sách tiền tệ xác định mục tiêu dài hạn về lạm
phát trước, căn cứ vào đó chính sách tài khoá xác
định kế hoạch về thâm hụt ngân sách để đảm bảo
cân bằng ngân sách dài hạn. Với trường hợp này,
nguyên tắc phối hợp để cân bằng ngân sách có thể
quy thành nguyên tắc lạm phát mục tiêu của chính
sách tiền tệ. Tuy nhiên, trên thực tế việc đòi hỏi
chính sách tài khoá phải có những cam kết chặt chẽ
đối với mục tiêu lạm phát thường là khó thực hiện
ở các nước đang phát triển.
Hai là,
chính sách tài khoá xác định mục tiêu
trước: Với nguyên tắc này thì chính sách tài khoá
chiếm ưu thế và chính sách tiền tệ trở thành bị động.
Khi đó, cho dù trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ
có thể tự quyết định mức lạm phát nhưng mức lạm
phát trung bình dài hạn chủ yếu được quyết định
bởi chính sách tài khoá. Nói cách khác, nếu chính
sách tài khoá đã xác định được chiến lược nợ công
cũng như thâm hụt ngân sách về dài hạn, thì nếu
tắc tự cân bằng ngân sách quy định chính sách tài
khoá phải tự điều chỉnh chi tiêu và thuế để cân bằng
ngân sách (về) dài hạn. Nếu chính sách tài khoá tự
cân bằng ngân sách, thì chính sách tiền tệ có thể độc
lập trong việc quyết định về cung tiền cũng như lãi
suất sao cho phù hợp với mục tiêu lạm phát của
mình. Với nguyên tắc này, chính sách tài khoá được
coi là bị động và chính sách tiền tệ là chủ động.
Nguyên tắc phối hợp để cân bằng ngân sách:
Trong
trường hợp chính sách tài khoá không tự đảm bảo
cân bằng ngân sách, thì chính sách tiền tệ phải
cùng phối hợp với chính sách tài khoá để đảm bảo
nguyên tắc này. Với nguyên tắc này, chính sách
tài khoá được coi là chủ động và chính sách tiền
tệ là bị động. Chính sách tiền tệ có thể giúp làm
giảm gánh nặng nợ Chính phủ bằng cách hoặc
duy trì một tỷ lệ lạm phát hợp lý hoặc tăng cung
tiền cơ sở (so với GDP) hoặc cả hai. Phelps (1973)
cho rằng, cần duy trì một tỷ lệ lạm phát lớn hơn
không để tạo nguồn thu cho ngân sách. Tuy nhiên,
theo Dornbusch & Fischer (1994) lạm phát không
thể tăng không giới hạn mà chính sách tiền tệ cần
xác định một mức lạm phát tối ưu cho việc phối
hợp với chính sách tài khoá trong việc hướng tới
cân bằng ngân sách dài hạn. Tuy nhiên, kết quả sẽ
phụ thuộc vào việc mục tiêu nào được xác định
trước mà điều này dẫn tới mô hình phối hợp “đi
trước – theo sau”.
Nguyên tắc lãi suất mục tiêu:
Hai nguyên tắc trên
đều dựa trên giả thiết là về dài hạn lạm phát hoàn
toàn được quyết định bởi cung tiền. Tuy nhiên,
thuyết tài khóa về mức giá lại cho rằng, có nhiều
mức giá tương ứng với một lượng cung tiền danh
nghĩa và cân bằng giữa cung tiền và cầu tiền. chính
sách tài khoá do đó sẽ quyết định mức giá nào là
mức giá cân bằng. Trong một số trường hợp, mức
giá cân bằng được quyết định bởi các yếu tố tài
khóa độc lập với cung tiền danh nghĩa (Walsh 2010,
tr. 165). Trong trường hợp này, Carlstrom & Fuerst
(2000) cho rằng chính sách tiền tệ nên theo nguyên
tắc lãi suất dang nghĩa mục tiêu thay vì cung tiền
mục tiêu. Hơn nữa, Carlstrom & Fuerst (1996)
chứng minh rằng, nguyên tắc lãi suất mục tiêu sẽ
làm giảm sự méo mó do lạm phát.
Để chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ
có thể phối hợp với nhau thì nhất thiết phải
xác định một nguyên tắc cho sự phối hợp đó,
việc mỗi chính sách theo đuổi nguyên tắc của
riêngmình có thể dẫn đến kémhiệu quả trong
việc hướng tới các mục tiêu đề ra.