Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 18

20
TRIỂNVỌNG KINH TẾ VIỆT NAMVÀ THẾ GIỚI 2016
Những thách thức trong năm 2016
Nguy cơ lớn nhất có thể làm chậm đà tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam trong năm 2016 là nợ công và
mất cân đối ngân sách. Nếu vẫn duy trì tình trạng
nợ công và thâm hụt ngân sách như hiện nay thì rủi
ro quốc gia, chi phí vay vốn ngày càng lớn, nguồn
tích luỹ trong nước sẽ chủ yếu để bù đắp trả nợ mà
không được tái đầu tư phát triển, nút thắt về kết cấu
hạ tầng yếu kém sẽ không thể khắc phục, do đó đà
tăng trưởng sẽ giảm và nền kinh tế có nguy cơ rơi
vào suy thoái và buộc phải đàm phán trên thế yếu
với các chủ nợ. Những nguy cơ trên đã hiện hữu và
xảy ra tại Hy Lạp, Ukraine và các nước Mỹ Latinh
khác.
Hình 1 cho thấy, nguồn lực nhà nước dành cho
đầu tư phát triển ngày càng hạn chế. Tỷ lệ thâm hụt
ngân sách có xu hướng tăng lên theo từng năm và
chúng ta đang phải vay nợ để chi tiêu thường xuyên.
Trong khi đó, nhu cầu đầu tư công là rất lớn.
Theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới, chất
lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam năm 2014 đứng
thứ 119/144 nước, thấp hơn cả Campuchia xếp thứ
72. Thực tế này đòi hỏi Việt Nam cần có chính sách
thu hút nguồn lực từ bên ngoài để tạo bước đột
phá về cải thiện môi trường kinh doanh và cơ sở
hạ tầng. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cần
tiến hành đồng thời theo hai hướng: (i) Đa dạng hoá
nguồn lực đầu tư thông qua hình thức đối tác công
tư (PPP) cho phép tư nhân và các nhà đầu tư nước
ngoài tham gia vào các dự án trọng điểm quốc gia;
(ii) Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu đầu tư công.
Đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công
Tái cơ cấu đầu tư công được đề cập tại Kết luận
của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba
(khóa XI), trong đó nhấn mạnh việc khắc phục ngay
tình trạng đầu tư dàn trải vượt quá khả năng huy
động vốn, đưa tổng đầu tư xuống khoảng 1/3 GDP,
trong đó đầu tư công khoảng 1/3 tổng đầu tư. Triển
khai Kết luận của Nghị quyết Hội nghị Trung ương
lần thứ ba (khóa XI), Chính phủ đã đổi mới việc
quản lý đầu tư công, trong đó tập trung vào những
mục tiêu chính: (i) Siết chặt kỷ luật đầu tư công; (ii)
Luật hoá hoạt động đầu tư công; (iii) Mở rộng hợp
tác công tư; (iv) Bước đầu đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công.
Thứ nhất
, siết chặt kỷ luật đầu tư công.
TÁI CƠ CẤUĐẦUTƯ CÔNG CỦAVIỆT NAM
VÀNHỮNGVẤNĐỀ ĐẶT RA TRONG GIAI ĐOẠNMỚI
TS. NGUYỄN TÚ ANH
Nhìn lại bức tranh tổng thể về tái cơ cấu đầu tư công của Việt Nam5 nămqua có thể thấy, hiệu
quả phân bổ vốn cho những dự án vẫn còn dàn trải, lãng phí và hiệu quả quản lý dường như
cũng chưa được cải thiệnmạnhmẽ…Để khắc phục những hạn chế này, thời gian tới cần thực
hiện phân bổ đầu tư công theo khuôn khổ đầu tư trung hạn, đổi mới tổ chức bộmáy giámsát,
thẩmđịnh đầu tư và quyết liệt hơn trong việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản.
HÌNH 1: NGUỒN LỰC NHÀ NƯỚC CHI CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
Nguồn: Bộ Tài chính
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,...62
Powered by FlippingBook