Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 14

16
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2016
Cơ cấu lại chi đầu tư, khuyến khích đầu tư
tư nhân
Giai đoạn 2001 - 2010, nền kinh tế Việt Nam tăng
trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư, tỷ trọng vốn đầu tư
so GDP bình quân cả giai đoạn là 38,7%, trong đó vốn
đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng
lớn. Giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện chủ trương tái
cơ cấu đầu tư, mà trọng tâm là đầu tư công, tỷ trọng
vốn đầu tư toàn xã hội so GDP đã giảm từ 38,7%
giai đoạn 2001 - 2010 xuống còn 33,3% năm 2011,
và khoảng 31% giai đoạn 2012 - 2015. Tỷ trọng vốn
đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước trong tổng vốn
đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 - 2015 cũng giảm
xuống còn 41% (2001-2010 khoàng 45,72%), trong đó
tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN)
giảm xuống 21,3%, ước thực hiện năm 2015 tỷ trọng
vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước nói chung
và từ NSNN nói riêng lần lượt là 37,6% và 17,5%.
Trong khi đó, việc huy động vốn đầu tư từ khu vực
ngoài nhà nước đã thu được kết quả nhiều hơn, tỷ
trọng vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài tăng tương ứng lên mức bình
quân 39,4% và 17,6% giai đoạn 2011 - 2015.
Không chỉ giảm về tỷ trọng và tốc độ tăng của
vốn đầu tư công, chính sách tái cơ cấu đầu tư cũng
đã định hình lại các lĩnh vực nhà nước ưu tiên đầu
tư. Đó là tập trung vào các dự án quan trọng quốc
gia, các dự án khó có khả năng thu hồi vốn, các dự
án mà khu vực tư nhân không thể và không muốn
làm, hạn chế tối đa tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu
hiệu quả, đồng thời khuyến khích đầu tư tư nhân ở
những lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn. Nhằm tăng
cường hiệu quả đầu tư công, một số chính sách quan
trọng về định hướng lĩnh vực đầu tư công đã được
ban hành, bao gồm:
Thứ nhất
, Luật NSNN 2015 xác định rõ nhiệm vụ
chi của ngân sách trung ương (Điều 36) trong lĩnh
vực đầu tư công, bao gồm: Đầu tư cho các dự án, bao
gồm cả các dự án có tính chất liên vùng, khu vực của
các cơ quan ở trung ương theo các lĩnh vực; Đầu tư
và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp (DN) cung cấp
sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng;
các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung
ương; đầu tư vốn nhà nước vào DN theo quy định
của pháp luật;
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương (Điều 38)
trong lĩnh vực đầu tư công, bao gồm: Đầu tư cho các
dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực; Đầu
tư và hỗ trợ vốn cho các DN cung cấp sản phẩm, dịch
vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh
tế, các tổ chức tài chính của địa phương.
Thứ hai
, định hướng đầu tư vốn cho các DN đã
được thể chế hóa trong Luật Quản lý, sử dụng vốn
nhà nước đầu tư vào sản xuất - kinh doanh tại DN
được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII.
Cụ thể: Đầu tư vốn nhà nước để thành lập DN; Đầu
tư bổ sung vốn điều lệ; Đầu tư bổ sung vốn nhà nước
để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà
nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên; Đầu tư vốn nhà nước để
mua lại một phần hoặc toàn bộ DN.
Như vậy, việc cơ cấu lại đầu tư công, tập trung vào
những dự án trọng điểm có tầm quan trọng, có tác
động lan tỏa thay thế cho cơ chế đầu tư dàn trải, phân
tán trước đây sẽ góp phần đưa nguồn vốn NSNN
trở thành “vốn mồi”, kích thích các nguồn vốn khác
trong nền kinh tế.
Thứ ba
, tiếp tục hoàn thiện nguyên tắc phân bổ
CẢI CÁCHQUẢN LÝ NGÂN SÁCHNHÀNƯỚC
VÀ TÁI CƠ CẤUĐẦUTƯ CÔNG
TS. VŨ NHỮ THĂNG -
Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính)
Ngày 25/6/2015, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước
2015 có hiệu lực thi hành từ năm tài khóa 2017 và thay thế Luật Ngân sách nhà nước 2002.
Luật Ngân sách nhà nước 2015 với 12 chương, 76 Điều đã quy địnhmột số điểmmới cơ bản
mang tính đột phá trong công tác quản lý tài chính – ngân sách nhà nước sẽ góp phần quan
trọng trong việc huy động, phân bổ nguồn lực tài chính quốc gia một cách hiệu quả...
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,...62
Powered by FlippingBook