Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 15

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
17
Luật NSNN 2015 đã thể chế hóa công tác lập kế
hoạch tài chính trung hạn với các quy định về khung
kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính –
NSNN 3 năm theo phương thức cuốn chiếu. Thông
qua các dự báo về kinh tế vĩ mô, các chính sách ngân
sách quan trọng, dự báo thu – chi và cơ cấu thu – chi
NSNN… kế hoạch tài chính – ngân sách trung hạn xác
định các nguyên tắc cân đối NSNN và thứ tự ưu tiên
trong phân bổ nguồn lực cũng như trần chi tiêu cho
các lĩnh vực. Đây là những căn cứ quan trọng làmđịnh
hướng cho công tác lập dự toán NSNN hàng năm.
Bội chi ngân sách nhà nước và mức trần dư nợ vay
của ngân sách địa phương
Luật NSNN 2015 khẳng định về nguyên tắc, vay
bù đắp bội chi NSNN chỉ được sử dụng cho đầu tư
phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Nợ
công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các
công trình kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu theo
quy hoạch. Luật NSNN 2002 quy định bội chi NSNN
là bội chi của ngân sách trung ương, ngân sách địa
phương không được bội chi. Tuy nhiên, Luật cũng
quy định các tỉnh, thành phố được phép huy động
vốn trong nước để đầu tư xây dựng công trình kết cấu
hạ tầng thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm
đã được phê duyệt nhưng vượt quá khả năng cân đối
của cấp tỉnh năm dự toán. Như vậy, thực chất là các
địa phương vẫn có bội chi nhưng số bội chi này không
được tính vào bội chi NSNN và điều này đã phản ánh
không chính xác bức tranh tài khóa của quốc gia.
Để phản ánh đúng bản chất của khoản huy động
vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN giai đoạn
2016-2020.
Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010
của Thủ tướng Chính phủ quy định các tiêu chí phân
bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối (không bao
gồm đầu tư từ thu sử dụng đất) giai đoạn 2011-2015
cho các địa phương gồm 5 nhóm: (i) dân số, (ii) trình
độ phát triển, (iii) diện tích, (iv) đơn vị hành chính
cấp huyện; (v) các tiêu chí bổ sung. Quyết định số
40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng
Chính phủ kế thừa các tiêu phân bổ vốn đầu tư phát
triển nguồn NSNN cho giai đoạn 2016 – 2020, riêng
các tiêu chí bổ sung đã có sự thay đổi cơ bản, chuyển
từ khu vực phát triển (thành phố đặc biệt, thành phố
trực thuộc Trung ương, vùng kinh tế trọng điểm…)
sang khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn (xã
ATK, xã biên giới đất liền).
Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN
phải đảm bảo nguyên tắc là để thực hiện các mục
tiêu, định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của quốc gia,
của các ngành, lĩnh vực, địa phương, quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnh vực
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Định hướng
cơ bản là việc phân bổ vốn phải phù hợp với khả
năng cân đối vốn đầu tư từ nguồn NSNN và thu hút
các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế
khác, của từng ngành, lĩnh vực và địa phương; cũng
như phải đảm bảo tính tập trung, khắc phục tình
trạng phân tán, dàn trải, bảo đảm hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư.
Khung kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước
trung hạn
Việc thí điểm lập kế hoạch tài chính trung hạn và
kế hoạch chi tiêu trung hạn được bắt đầu thực hiện từ
năm 2003 đối với 06 Bộ (Tài chính, Kế hoạch và Đầu
tư, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Giao thông vận tải) và 04 tỉnh, thành
phố (Hà Nội, Hà Tây, Bình Dương, Vĩnh Long). Kết
quả thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng công
tác dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và dự báo
chính sách tài khóa, dự báo nguồn lực tài chính công
trong trung hạn, giúp cho việc phân bổ chi ngân sách
trọng tâm hơn, quản lý và sử dụng nguồn lực ngân
sách thực hiện các nhiệm vụ của Ngành, lĩnh vực
hiệu quả hơn; công tác quản lý tài chính – ngân sách
đã được cải thiện trong xác định trần chi tiêu, công
tác phân bổ chi ngân sách có trọng tâm hơn; nâng cao
tính công khai, minh bạch, tính khả thi và hiệu quả
của công tác lập dự toán NSNN hàng năm…
MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH 2011 - 2020
TT
Chỉ tiêu
2011 – 2015
(Ước)
2016 – 2020
(Kế hoạch)
1
GDP
5,88%
6,5-7%
2
Thu NSNN
20-21% GDP
3
Thu NSNN từ phí, lệ phí
21% GDP
19-20% GDP
4
Thu nội địa (không
kể dầu thô) trong
tổng thu NSNN
68%
(2015 là 74%)
> 80%
(2020)
5
Chi NSNN
26% GDP
25% GDP
Chi đầu tư phát triển
22,6%
30%
Chi thường xuyên
65%
58-59%
6
Bội chi ngân sách
5,5% GDP 4% GDP
(2020)
7
Dư nợ công
61,3% GDP
(2015)
≤ 65% GDP
(2020)
8
Dư nợ chính phủ
48,9% GDP
(2015)
≤ 55% GDP
(2020)
9
Dư nợ nước ngoài
quốc gia
41,5% GDP
(2015)
≤ 50% GDP
(2020)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...62
Powered by FlippingBook