Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 17

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
19
quỹ cũng như các DN trong việc tiếp cận nguồn vốn
vay ưu đãi tín dụng đầu tư của quỹ đầu tư phát triển,
hầu hết các quỹ đều đã và đang xây dựng danh mục
cho vay trình UBND tỉnh phê duyệt để làm căn cứ
cho vay đúng đối tượng.
Trên cơ sở định hướng Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2020 và Đề án tái cơ cấu kinh tế,
Chiến lược phát triển ngân hàng phát triển đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030, danh mục các ngành
nghề được vay vốn của ngân hàng phát triển cần được
xác định theo các thứ tự ưu tiên: (i) Lĩnh vực kết cấu
hạ tầng kinh tế xã hội; (ii) Các ngành nghề theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; (iii) Phát triển các vùng
có điều kiện phát triển kinh tế xã hội khó khăn; (iv)
Các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, sử
dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.
Công khai ngân sách nhà nước và giám sát của
cộng đồng
Cùng với việc hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành
chính và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính
công trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời
nâng cao tính minh bạch và tín nhiệm của Chính phủ
đối với cộng đồng quốc tế, yêu cầu về công khai, minh
bạch cùng với sự giám sát của cộng đồng đối với việc
chấp hành các quy định về tài chính – ngân sách, thực
hiện dự toán ngân sách trở nên cần thiết và là một nội
dung quan trọng trong Luật NSNN 2015. Điểm mới
quan trọng trong quy định về công khai NSNN là việc
công khai không chỉ được áp dụng đối với dự toán,
quyết toán và kết quả kiểm toán NSNN đã được phê
duyệt như quy định hiện hành tại Luật NSNN 2002 mà
còn áp dụng đối với dự toán NSNN trình Quốc hội, hội
đồng nhân dân; báo cáo tình hình thực hiện NSNN.
Luật NSNN 2015 cũng quy định cụ thể các nội dung
công khai gồm: Số liệu, báo cáo thuyết minh dự toán
NSNN trình Quốc hội, hội đồng nhân dân; Dự toán đã
được phê duyệt; Tình hình thực hiện NSNN và quyết
toán NSNN; Kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm
toánNhà nước…Đây là cơ sở quan trọng cho việc giám
sát của cộng đồng đối với việc sử dụng NSNN, góp
phần nâng cao tính minh bạch và hiệu quả sử dụng
nguồn lực tài chính quốc gia.
Tài liệu tham khảo:
1. Tài chính Việt Nam: 2013-2014, 2014-2015;
2. Võ Thành Hưng, Đinh Xuân Hà (2013), “Định hướng áp dụng kế hoạch tài
chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính số 5 – 2013;
3. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai
đoạn 2011-2015 và định hướng 2016-2020, tháng 10/2015;
4. Vũ Nhữ Thăng, Nguyễn Thị Lê Thu (2015), Một số điểm mới của Luật NSNN
2015, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia.
ưu tiên để thực hiện và phân bổ nguồn lực để thực hiện
chương trình trên cơ sở kế hoạch thực hiện, kế hoạch
phân bổ và sử dụng nguồn vốn được phê duyệt.
Điều chỉnh chính sách tín dụng đầu tư nhà nước
Đối tượng cho vay tín dụng đầu tư thông qua
kênh Ngân hàng Phát triển là các chủ đầu tư có dự
án đầu tư thuộc danh mục được ban hành kèm theo
Nghị định số 75/2011/NĐ-CP. Cụ thể, có 5 nhóm
ngành nghề, lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của
Nghị định gồm: (i) Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội;
(ii) Nông nghiệp - nông thôn; (iii) Công nghiệp; (iv)
Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế -
xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, dự án tại vùng
đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các
xã thuộc Chương trình 135, các xã biên giới thuộc
chương trình 120 và các xã vùng bãi ngang; (v) Các
dự án cho vay theo Hiệp định Chính phủ, các dự án
đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ, các dự án cho vay theo chương trình mục
tiêu sử dụng vốn nước ngoài.
Nhìn chung, đối tượng được vay vốn tín dụng
đầu tư đã được thu hẹp khá nhiều qua các giai đoạn.
Nếu như trước đây, danh mục các dự án chỉ được
phân chia theo ngành nghề, lĩnh vực hoặc theo địa
bàn đầu tư (Nghị định số 151/2006/NĐ-CP, Nghị định
số 106/2008/NĐ-CP) thì đến Nghị định số 75/2011/
NĐ-CP đã được giới hạn lại, gắn với quy mô của dự
án, theo đó, tập trung chủ yếu vào các dự án trọng
điểm nhóm A, B.
Đối tượng cho vay tín dụng đầu tư thông qua
kênh Quỹ đầu tư phát triển được quy định tại Nghị
định số 138/2007/NĐ-CP với 2 lĩnh vực gồm: (i) Các
dự án về: giao thông; cấp nước; nhà ở khu đô thị, khu
dân cư; di chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất; xử lý
rác thải của các đô thị; (ii) Các dự án quan trọng do
UBND cấp tỉnh quyết định. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị
định số 37/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 về
tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa
phương có hiệu lực), danh mục cho vay đầu tư tập
trung vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội ưu tiên phát triển của địa phương, với 5 lĩnh vực
gồm: (i) Kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, môi
trường; (ii) Công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ; (iii)
Nông - lâm - ngư nghiệp và phát triển nông thôn;
(iv) Xã hội hóa hạ tầng xã hội; (v) Lĩnh vực đầu tư
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khác tại địa phương.
Nghị định số 37/2013/NĐ-CP đã cụ thể hóa danh
mục cho vay với 05 lĩnh vực, góp phần khắc phục
những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn hoạt
động của quỹ. Để tạo sự thuận lợi cho hoạt động của
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...62
Powered by FlippingBook