18
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2016
nghiệp, thiếu việc làm và các tệ nạn xã hội giảm dần;
cơ sở hạ tầng các huyện, xã nghèo, khó khăn được cải
thiện đáng kể; trình độ dân trí, chất lượng nguồn lao
động được nâng cao.
Việc phân cấp quản lý chương trình mục tiêu
quốc gia hiện nay hướng vào việc tăng thêm quyền
chủ động cho các địa phương. Cụ thể là hàng năm,
Thủ tướng Chính phủ giao cụ thể mức vốn cho từng
chương trình. Địa phương được hoàn toàn chủ động
trong việc lồng ghép, phân bổ kinh phí cho từng dự
án, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể theo hướng dẫn của cơ
quan quản lý chương trình.
Qua 5 năm thực hiện 16 Chương trìnhmục tiêu quốc
gia cũng cho thấy những tồn tại về công tác huy động,
phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính, trong đó nổi
lên là những hạn chế về tính tập trung, tính hiệu quả,
cũng như tính bền vững. Nhằmnâng cao hiệu quả thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-
2020, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê duyệt
chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững với mục tiêu đến năm 2020
số xã đạt tiêu chuẩn nông thônmới khoảng 50%, không
còn xã đạt dưới 5 tiêu chí; giảm tỷ lệ nghèo cả nước bình
quân 1,0%-1,5%/năm, riêng các huyện nghèo, các xã đặc
biệt khó khăn giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo quốc gia
giai đoạn 2016-2020. Để đảm bảo huy động nguồn lực
cũng như nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn
lực đầu tư cho 2 Chương trình mục tiêu quốc gia giai
đoạn 2016-2020, một số định hướng về công tác quản lý
tài chính đã được chú trọng:
- Nghiên cứu sửa đổi cơ chế quản lý, điều hành
các chương trình mục tiêu quốc gia hiện hành gắn
với Luật Đầu tư công và Luật NSNN theo hướng quy
định rõ về tiêu chí phân bổ nguồn lực thực hiện các
chương trình chuyển từ cơ chế giao kế hoạch hàng
năm sang giao trong trung hạn và cơ chế lồng ghép,
huy động, sử dụng nguồn vốn;
- Xác định nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách
trung ương hỗ trợ thực hiện chương trình; phân định
rõ trách nhiệm của từng cấp;
- Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia của địa phương phải được thống nhất với kế
hoạch thực hiện chung của từng chương trình;
- Tăng cường phân cấp trong việc lựa chọn mục tiêu
vốn của ngân sách địa phương và bức tranh tài khóa
quốc gia, đồng thời phù hợp yêu cầu thực tế, Luật
NSNN 2015 đã chính thức quy định ngân sách địa
phương (ngân sách cấp tỉnh) được phép bội chi và
bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để
đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công 5 năm
đã được phê duyệt. Như vậy, bội chi NSNN sẽ bao
gồm cả bội chi của ngân sách trung ương và bội chi
của ngân sách địa phương.
Luật NSNN 2002 quy định mức dư nợ từ nguồn
huy động vốn trong nước của ngân sách địa phương
không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản
trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh (đối với
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mức trần dư nợ là 100%
và gần đây được tăng lên mức 150%). Quy định này
đã tạo ra một giới hạn vay nợ của chính quyền địa
phương, song giới hạn này không gắn kết với năng
lực tài khóa và khả năng trả nợ của chính quyền địa
phương. Luật NSNN 2015 đã chuyển thước đo của
mức trần dư nợ vay của ngân sách địa phương là vốn
đầu tư xây dựng cơ bản sang số thu địa phương được
hưởng theo phân cấp với giới hạn về dư nợ vay được
quy định ở ba mức: 60% số thu ngân sách địa phương
được hưởng theo phân cấp đối với Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh; 30% đối với các địa phương có số thu
ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp
lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương
và 20% đối với các địa phương có số thu ngân sách
địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc
bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương.
Như vậy, giới hạn về dư nợ vay của ngân sách địa
phương đã được quy định gắn với năng lực thu và
khả năng trả nợ của ngân sách địa phương và cùng
với các quy định chặt chẽ về bội chi ngân sách địa
phương, điều này sẽ góp phần tăng cường tính minh
bạch và kỷ luật tài khóa trong quản lý ngân sách, góp
phần đạt được các mục tiêu về tài chính – NSNN.
Đổi mới chương trình mục tiêu quốc gia
Thực hiện Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày
09/11/2011 của Quốc hội về Chương trình mục tiêu
quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, 16 Chương trình mục
tiêu quốc gia đã được triển khai thực hiện trong giai
đoạn 2011-2015 với tổng kinh phí được phê duyệt
(chưa bao gồm Chương trình mục tiêu quốc gia Xây
dựng nông thôn mới) là 168.009 tỷ đồng.
Các chương trình mục tiêu quốc gia đã đóng góp
vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của giai đoạn 2011-2015 và công cuộc xóa đói,
giảm nghèo. Kinh tế xã hội ở vùng sâu, vùng xa đã có
bước phát triển; cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội đối
với người dân được nâng cao; tỷ lệ hộ đói nghèo, thất
Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định ngân
sách địa phương (ngân sách cấp tỉnh) được
phép bội chi và bội chi ngân sách địa phương
chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế
hoạch đầu tư công 5 năm đã được phê duyệt.