Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 21

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
23
là bước thực hiện rất quan trọng để có thể chỉ ra
được những yếu kém và lỗ hổng trong quy trình
thực hiện đầu tư công, chỉ ra được trách nhiệm để
xảy ra các dự án đầu tư công lãng phí, không hiệu
quả. Không thực hiện và công bố công khai các kết
quả hậu đầu tư thì Việt Nam rất khó có thể tái cơ
cấu đầu tư công thành công.
Giải pháp tiếp tục tái cơ cấu đầu tư công
Thứ nhất
, cần thực hiện phân bổ đầu tư công theo
khuôn khổ đầu tư trung hạn. Đổi mới tổ chức bộ máy
giám sát và thẩm định đầu tư theo hướng tổ chức các
hội đồng chuyên môn tư vấn cho cơ quan giám sát và
thẩm định. Mở rộng chức năng giám sát thẩm định
trên các tiêu chí hiệu quả đầu tư, tiết kiệm hơn là chỉ
tập trung giám sát tuân thủ quy trình đầu tư.
Thứ hai
, đẩy mạnh xử lý nợ đọng XDCB, tăng
cường kỷ cương trong việc thực hiện các chỉ thị,
quyết định, nghị định và các văn bản pháp luật
trong vấn đề thực hiện đầu tư công và luật NSNN.
Đồng thời, cần phải hạn chế tình trạng vi phạm luật
ngân sách tràn lan, phớt lờ các chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ trong đầu tư công nhằm nâng cao tính
tuân thủ thực thi pháp luật.
Thứ ba
, do đầu tư công sử dụng tiền đóng thuế
của nhân dân, nên nhân dân có quyền được biết
những đồng tiền đó được sử dụng như thế nào. Đối
với đầu tư công cần công bố thông tin công khai trên
về các định mức cụ thể cho các dự án đầu tư công.
Các dự án đầu tư công đều bắt buộc phải kiểm toán
và kết quả kiểm toán phải được công bố công khai
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những
quy định này áp dụng bắt buộc đối với các dự án
thực hiện theo hình thức hợp tác công tư.
Thứ tư
, xây dựng cơ chế cạnh tranh công khai
nguồn vốn đầu tư công giữa các đơn vị sử dụng vốn
đầu tư công. Đồng thời, hình thành cơ chế đánh giá
hiệu quả kinh tế - xã hội sau khi dự án đã đi vào
khai thác sử dụng so với hiệu quả dự kiến trong hồ
sơ dự án và so sánh giữa các địa phương, các đơn
vị sử dụng vốn đầu tư công. Từ đó có thể nhận diện
rõ những kẽ hở trong quy trình đầu tư công và sàng
lọc những người sử dụng vốn đầu tư công hiệu quả
và không hiệu quả.
hiệu quả của đầu tư công vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ.
Thứ hai
, kỷ luật kỷ cương đầu tư công còn lỏng
lẻo. Mặc dù, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các
văn bản pháp luật quy định về tăng cường các biện
pháp quản lý đầu tư công nhưng trên thực tế nhiều
địa phương vẫn tiếp tục để xảy ra sai phạm và thực
hiện chưa nghiêm túc các chỉ thị của Thủ tướng. Các
quy trình quản lý đầu tư công theo hiệu quả đầu tư
chưa hình thành.
Thứ ba
, các bước đầu tư công theo thông lệ tốt
chưa được thực hiện đầy đủ và chặt chẽ. Việc phê
duyệt dự án còn khá lỏng lẻo, chưa đặt tối đa hoá
cơ hội cho các thành phần ngoài nhà nước tham gia.
Các dự án đầu tư công thường do Vụ Giám
sát và Thẩm định đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư thực hiện công tác giám sát và thẩm định. Tuy
nhiên, với quy mô đầu tư công lớn, Vụ Giám sát
và Thẩm định đầu tư hầu như khó có thể đảm bảo
giám sát và thẩm định một cách chặt chẽ các dự án
đầu tư công.
Hơn nữa, trong giai đoạn 2010-2015 chưa có sự
xuất hiện của nhà thầu, do đó chưa có chi phí thực
hiện do các nhà thầu chào. Thẩm định hiệu quả kinh
tế - xã hội của dự án khi chưa có chi phí chào thầu
chỉ mang tính chất thủ tục mà không dựa trên các
căn cứ khoa học. Do đó, việc rà soát đánh giá kết
quả thẩm định tại bước thứ tư thường rất dễ dàng
thông qua. Kết quả là đầu tư công thực hiện tràn
lan, vượt quá khả năng của nhà nước, nợ công tăng
nhanh, nợ đọng vốn XDCB lớn.
Sau khi phân chia định mức đầu tư công về các
đơn vị chủ quản, các đơn vị này tổ chức lựa chọn
nhà thầu, phê duyệt dự án. Hầu hết các dự án đầu tư
công đều do các DN nhà nước thực hiện, trong khi đó
cơ quan lựa chọn, phê duyệt dự án, giám sát dự án lại
chính là cơ quan chủ quản của các DN này. Điều này
tạo ra cơ hội cấu kết giữa nhà cơ quan quản lý và DN
để trục lợi. Đồng thời, các DN không có sức ép buộc
phải giảm chi phí thực hiện dự án, khiến chi phí thực
hiện các dự án đầu tư công tăng cao.
Đối với các dự án thực hiện bằng hình thức hợp
tác công tư, do thiếu một cơ quan chuyên trách thẩm
định, đánh giá hiệu quả đầu tư, chi phí của dự án
do đó các DN thực hiện có xu hướng kê khai chi phí
đầu tư lên cao để thu được lợi nhuận lớn. Gần đây
các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay các
dự án hợp tác công tư chính là bởi vì nguồn siêu lợi
nhuận từ các dự án này.
Thứ tư
, các dự án đầu tư công cho đến nay hầu
như không thực hiện bước theo dõi, đánh giá hiệu
quả dự án, so sánh hiệu quả kinh tế - xã hội thực tế
với hiệu quả kinh tế - xã hội theo thẩm định. Đây
Hiệu quả đầu tư đã có bước chuyển biến khá
tốt. Năm 2012 chỉ số ICOR là 5,9; năm 2013 là
5,6; năm2014 là khoảng 5,18 và năm2015 ước
tính ICOR đạt khoảng 4,88. Hệ số ICOR giảm là
một dấu hiệu cho thấy hiệu quả đầu tư đã được
cải thiện.
1...,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 22,23,24,25,26,27,28,29,30,31,...62
Powered by FlippingBook