Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 19

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
21
phân định chức năng, quyền hạn và trách nhiệm
của đại diện chủ sở hữu nhà nước, cơ quan đại diện
chủ sở hữu của DN trong hoạt động đầu tư và quản
lý vốn nhà nước tại DN. Đồng thời, khắc phục tình
trạng DN sử dụng vốn, tài sản để đầu tư vào sản
xuất kinh doanh không đúng mục tiêu, chiến lược,
đầu tư dàn trải. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà
nước đầu tư tại DN được coi là một bước tiến quan
trọng trong việc quản lý vốn nhà nước đầu tư vào
sản xuất kinh doanh thông qua việc nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại DN, tránh
lãng phí, thất thoát nguồn vốn…
Thứ ba
, mở rộng hợp tác công tư.
Ngày 14/2/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 15/2015/NĐ-CP về đối tác công tư thay thế
cho Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg và Nghị định
số 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn đầu tư. Cả
hai nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/4/2015.
Cụ thể, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP đã mở rộng
cánh cửa thu hút vốn đầu tư của khu vực ngoài
nhà nước và nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực
nút thắt của nền kinh tế như: Kết cấu hạ tầng, cung
ứng dịch vụ công, khoa học công nghệ, khí tượng
thủy văn, khu công nghiệp, khu công nghệ cao…
Hình thức đối tác công tư sau khi triển khai đến
nay đã đạt được một số kết quả bước đầu. Cụ thể:
Một là
, giảm mạnh tình trạng đầu tư dàn trải.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm liên tục từ 42,68%
GDP năm 2007, xuống còn 32,61% năm 2015. Tỷ
trọng vốn đầu tư nhà nước giảm từ mức 40,30%
năm 2012, xuống còn 38% năm 2015 (Hình 2). Tỷ
trọng vốn đầu tư nhà nước trong tổng vốn đầu tư
toàn xã hội không giảm nhiều, là do trong thời kỳ
kinh tế suy giảm tốc độ tăng trưởng nhà nước có xu
hướng duy trì tốc độ đầu tư nhà nước để khuyến
khích đầu tư ngoài nhà nước.
Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư của khu vực
Đó là ngăn chặn việc phê duyệt dự án đầu tư
công khi chưa có nguồn vốn, để hạn chế tình trạng
đầu tư tràn lan, gia tăng nợ đọng xây dựng cơ bản
và nợ xấu cho ngân hàng; xử lý nợ đọng xây dựng
cơ bản để khơi thông nguồn vốn cho nhà thầu,
doanh nghiệp (DN).
Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ
vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ hướng tới
ba mục tiêu: (i) Các cấp hành chính chỉ quyết định
các dự án đầu tư công trên cơ sở cân đối được nguồn
vốn; (ii) Hạn chế việc yêu cầu Trung ương cân đối
vốn; (iii) Gắn trách nhiệm cá nhân với người quyết
định đầu tư công...
Đối với vấn đề xử lý nợ đọng xây dựng cơ
bản (XDCB), bên cạnh Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày
15/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
các Chỉ thị: Số 09/CT-TTg 24/5/2013; số 14/CT-TTg
ngày 28/6/2013, trong đó, quy định trách nhiệm
của từng cấp, từng cơ quan (gắn với trách nhiệm
cá nhân) trong việc để phát sinh nợ đọng XDCB;
các địa phương phải tự cân đối các nguồn vốn để
xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng XDCB, xác định
nguyên nhân và phải hoàn thành xử lý tình trạng
nợ đọng XDCB đến năm 2015. Các địa phương có
trách nhiệm định kỳ 6 tháng hàng năm báo cáo tình
hình và kết quả xử lý nợ đọng về Bộ Tài chính, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ; bảo đảm trước ngày 20/5/2013 phải xử
lý được ít nhất 30% khối lượng nợ đọng XDCB. Tuy
nhiên, cho đến đầu năm 2015 các con số về nợ đọng
XDCB vẫn chưa cụ thể, nợ đọng tiếp tục phát sinh.
Từ thực tế này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Chỉ thị hỏa tốc số 07/CT-TTg về tăng cường các biện
pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản. Các bộ, ngành,
địa phương trước ngày 30/6/2015, báo cáo chính xác
danh mục và số nợ đọng xây dựng cơ bản tính đến
hết 31/12/2014 theo từng nguồn vốn...
Thứ hai
, thực hiện luật hoá hoạt động đầu tư và
đầu tư công.
Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được
Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2014, có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Những nội
dung mới quan trọng của Luật Đầu tư công là đổi
mới công tác lập kế hoạch đầu tư công từ kế hoạch
hằng năm sang kế hoạch trung hạn 5 năm, phù hợp
với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.
Cùng với đó, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà
nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN đã
được thông qua ngày 26/11/2014 và có hiệu lực từ
01/7/2015 đã tạo cơ sở pháp lý cao cho hoạt động
đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN,
HÌNH 2: TỶ TRỌNG VỐN ĐẦU TƯ TOÀN XÃ HỘI VÀ DIỄN BIẾN
CƠ CẤU ĐẦU TƯ
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1...,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 20,21,22,23,24,25,26,27,28,29,...62
Powered by FlippingBook