Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2-2016 - page 28

30
TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 2016
lên 32,3 tỷ USD trong năm 2015. Sự phụ thuộc
này lớn đến mức, Việt Nam càng tăng cường xuất
khẩu sang các thị trường khác để bù đắp khoản
thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Cùng với
đó là việc tăng cường các quan hệ thương mại
với các nền kinh tế khác, thông qua các hiệp định
thương mại tự do FTA.
Về lâu dài, các hiệp định này sẽ đem lại những
lợi ích lớn cho kinh tế Việt Nam nhưng trong
ngắn hạn nó sẽ khiến mức nhập siêu của Việt
Nam từ các quốc gia này tăng lên đáng kể. Điển
hình là Hàn Quốc. Việc hàng loạt các tập đoàn
lớn của Hàn Quốc đầu tư những dự án tỷ đô tại
Việt Nam đang khiến mức nhập siêu của Việt
Nam từ Hàn Quốc tăng lên chóng mặt. (Trong
năm 2014 là gần 15 tỷ USD, còn năm 2015 là 18,7
tỷ USD).
Một nền kinh tế khác được dự báo sẽ tăng
cường mức xuất siêu lớn sang nền kinh tế Việt
Nam trong tương các nước ASEAN. Trong số các
nền kinh tế có mức tăng xuất siêu sang Việt Nam,
thì ASEAN là nền kinh tế có tốc độ tăng xuất siêu
lớn nhất, lên tới 45% so với 28% của Hàn Quốc
và 12,5% của Trung Quốc. Khi Cộng đồng kinh
tế ASEAN (AEC) đi vào hoạt động thì mức xuất
siêu sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Điều này được lý
giải bởi việc, ngày càng có nhiều doanh nghiệp
nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam và họ nhập
khẩu hàng hóa nguyên vật liệu từ nước ngoài
ngày càng tăng, trong khi lại ít xuất khẩu về các
quốc gia đó. Tổng giá trị nhập khẩu của khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2015 là 98
tỷ USD, tăng 16,4%; trong khi khu vực này xuất
khẩu chỉ tăng 13,8% đạt 115,1 tỷ USD. Điều này
bắt nguồn từ sự suy yếu của các doanh nghiệp
trong nước. Trong năm 2015 khu vực trong nước
xuất khẩu chỉ đạt 47,3 tỷ USD, giảm 3,5% so với
năm 2014. Trong khi đó, mức nhập khẩu của khu
vực trong nước lại lên tới 67,6 tỷ USD, tăng 6,3%.
Như thế, Việt Nam nhập siêu trong năm 2015
phần lớn là đến từ mức thâm hụt thương mại của
khu vực trong nước, lên tới 20,3 tỷ USD.
Một số hạn chế và đề xuất giải pháp
Năm 2016, mục tiêu đặt ra là tăng trưởng xuất
khẩu đạt bình quân khoảng 10%. Nhập siêu ở
mức dưới 5% và giảm dần, tiến tới cần bằng vào
các năm tiếp sau. Để đạt được các mục tiêu kế
hoạch đặt ra, cần nhìn nhận rõ những tồn tại hạn
chế để có các giải pháp khắc phục và phát huy
những mặt tích cực của năm 2015.
khẩu đạt khoảng 165,6 tỷ USD, tăng 12% so với
năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đạt 98 tỷ USD, tăng 16,4%; khu vực kinh tế
trong nước đạt 67,6 tỷ USD, tăng 6,3%. Nếu loại
trừ yếu tố giá (chỉ số giá nhập khẩu giảm 5,8%),
kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2015 tăng
18,9%, cao hơn mức tăng 13,2% của năm 2014 khi
loại trừ yếu tố giá (Chỉ số giá nhập khẩu năm
2014 giảm 1,02%). Bên cạnh đó, giá nhập khẩu
một số mặt hàng giảm mạnh so với năm trước
như: Xăng dầu giảm 40,4%; sắt thép giảm 15,6%;
chất dẻo giảm 13%; phân bón giảm 14,1%.
Một số mặt hàng phục vụ sản xuất tăng cao so
với năm trước như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ
phụ tùng khác đạt 27,6 tỷ USD, tăng 23,1%; vải đạt
10,2 tỷ USD, tăng 8,2%; nguyên phụ liệu dệt, may,
giày dép đạt 5 tỷ USD, tăng 7,5%; bông đạt 1,6 tỷ
USD, tăng 12,4%. Một số mặt hàng có kim ngạch
nhập khẩu lớn tăng so với năm 2014: Điện tử, máy
tính và linh kiện đạt 23,3 tỷ USD, tăng 24,2%; điện
thoại các loại và linh kiện đạt 10,6 tỷ USD, tăng
25,4%; ô tô đạt 6 tỷ USD, tăng 59%, trong đó ô tô
nguyên chiếc đạt 3 tỷ USD, tăng 87,7%.
Năm 2015 ghi nhận nhóm hàng tư liệu sản
xuất đạt khoảng 151,2 tỷ USD, tăng 12,3% so với
năm 2014 và chiếm tới 91,3% tổng kim ngạch,
tăng 0,2 điểm phần trăm so với năm 2014, trong
đó nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện
vận tải, phụ tùng đạt 67,5 tỷ USD, tăng 19,9% và
chiếm 40,8%, tăng 2,7 điểm phần trăm (do một
số nhóm hàng tăng mạnh như điện tử máy tính
và linh kiện tăng 24,2%; điện thoại và linh kiện
tăng 25,4%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ
tùng khác tăng 23,1%); nhóm nguyên nhiên vật
liệu ước tính đạt 83,7 tỷ USD, tăng 6,8% và chiếm
50,5%, giảm 2,5 điểm phần trăm. Hàng tiêu dùng
ước đạt 14,4 tỷ USD, tăng 10,4% và chiếm 8,7%,
giảm 0,2 điểm phần trăm.
Cán cân thương mại trong năm 2015 cho thấy,
sau 3 năm liên tiếp xuất siêu, năm 2015 cũng
đánh dấu sự quay trở lại của nhập siêu. Mức
chênh lệch là không lớn, khi Việt Nam chỉ nhập
siêu khoảng 3,2 tỷ, nhưng đây là câu chuyện về
sự biến động mạnh của các xu thế chủ đạo trong
kinh tế Việt Nam trong năm 2015.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này
là Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên
vật liệu và hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Mức này không những không giảm mà còn ngày
càng tăng, khi Việt Nam chỉ nhập siêu khoảng 29
tỷ USD trong năm 2014, thì con số này đã tăng
1...,18,19,20,21,22,23,24,25,26,27 29,30,31,32,33,34,35,36,37,38,...62
Powered by FlippingBook