TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
29
tổng kim ngạch xuất khẩu. Nếu không kể dầu
thô, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 111,3
tỷ USD, tăng 18,5%. Khu vực trong nước đạt
khoảng 47,3 tỷ USD, giảm 3,5% so với năm trước
(sau 5 năm tăng trưởng liên tục).
Trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2015,
tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng
sản đạt khoảng 74 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm
2014 và chiếm 45,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam với kim ngạch ước đạt 33,5 tỷ USD, tăng
17% so với năm 2014; tiếp theo là thị trường EU
với 30,9 tỷ USD, tăng 10,7% và chiếm 19% tổng
kim ngạch xuất khẩu; thị trường Trung Quốc đạt
khoảng 17 tỷ USD, tăng 13,7%; thị trường Nhật
Bản ước đạt 14,1 tỷ USD và thị trường Hàn Quốc
ước đạt 9 tỷ USD, tăng 25,2%.
Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu năm 2015 tăng
8,1% so với năm 2014, nhưng vẫn thấp hơn so với
kế hoạch đặt ra là 10%.
Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng thuộc nhóm nông
sản và khoáng sản giảm khá mạnh cả về lượng và
giá trị như: Cà phê giảm 24,3% về lượng và giảm
27,8% về giá trị; chè giảm tương ứng 6% và 7%;
dầu thô giảm 0,6% và 47,3%; than đá giảm 76,1%
và 66,7%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm
15,6% so với năm trước. Riêng mặt hàng cao su
mặc dù lượng xuất khẩu tăng 7,2% so với năm
trước nhưng do giá trên thị trường thế giới giảm
nên kim ngạch xuất khẩu giảm 13,6%.
... Đến câu chuyện nhập siêu
Tính chung cả năm 2015, kim ngạch nhập
Từ những nỗ lực trong xuất khẩu...
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu
của cả nước năm 2015 đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1%
so với năm 2014, tương đương khoảng 12,2 tỷ
USD; Con số trên chưa bao gồm ngoại tệ thu được
do khai thác và xuất khẩu dầu thô ở nước ngoài,
tương đương khoảng 1% tăng trưởng xuất khẩu.
Đây là kết quả tăng trưởng khá cao trong tương
quan so sánh với năm trước, cũng như so sánh
với các nước trong khu vực châu Á, Trung Quốc
giảm 1,9%; Indonesia giảm 13,3%; Thái Lan giảm
5%; Hồng Kông giảm 1,5%, Malaysia giảm 0,2%...
Năm 2015, cả nước có 23 nhóm hàng có kim
ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Cơ cấu các
nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng có sự
chuyển dịch tích cực, phù hợp với lộ trình thực
hiện mục tiêu chiến lược phát triển xuất nhập
khẩu hàng hóa giai đoạn 2011-2020 và định
hướng đến năm 2030. Tăng trưởng xuất khẩu
hàng công nghiệp chế biến tăng trưởng cao,
đóng vai trò quan trọng, kéo theo xuất khẩu của
cả nước tăng trưởng.
Một số mặt hàng chủ lực thuộc nhóm gia công,
lắp ráp lại tăng cao so với cùng kỳ như: Điện
thoại và linh kiện tăng 29,9%, điện tử máy tính
và linh kiện tăng 38,2%; hàng dệt may tăng 8,2%;
giày dép tăng 16,2%. Nhóm các doanh nghiệp có
vốn FDI tiếp tục đóng góp lớn cho tăng trưởng
kim ngạch xuất khẩu. Trong tổng kim ngạch xuất
khẩu, kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài đạt khoảng 115,1 tỷ USD, tăng
13,8% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 70,9%
HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU:
NỖ LỰC TẠO CHUYỂNBIẾNMỚI
TS. NHỮ TRỌNG BÁCH
- Học viện Tài chính
2015 được xem là năm đầy khó khăn với hoạt động xuất khẩu khi nhiều mặt hàng xuất
khẩu chủ lực nước ta bị sụt giảm cả về giá và lượng. Tuy nhiên, với những kết quả đạt
được, hoạt động xuất nhập khẩu đã có những đóng góp tích cực vào thành công chung của
kinh tế vĩ mô. Bước sang năm 2016, kỳ vọng xuất nhập khẩu tiếp tục tươi sáng...