20
Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế và Chính sách kinh tế Abe: Những góc nhìn với kinh tế Việt Nam
đối thấp của thâm hụt ngân sách và nợ của chính
quyền địa phương, khả năng tiếp cận nguồn vốn dễ
dàng (chủ yếu là nguồn nội địa) và việc chính phủ
nắm giữ một lượng lớn tài sản (bao gồm lượng dự
trữ ngoại tệ). Tuy vậy, rủi ro này liên tục tăng lên do
áp lực từ sự giảm tốc của nền kinh tế và sự xuất hiện
của các rủi ro tiềm tàng khác.
Ba là,
Trung Quốc phải chấp nhận mức thâm hụt
ngân sách ngày càng tăng. Nếu như năm 2011 mức
thâm hụt ngân sách của nước này chỉ ở mức 1,1%
GDP thì giai đoạn 2012-2016 mức này đã tăng dần
và đạt 3,8% vào năm 2016, tương đương với 423 tỷ
USD, phá vỡ mức thâm hụt ngân sách mục tiêu 3%
được đặt ra trước đó.
Định hướng chính sách tài khóa
của Trung Quốc sau Đại hội XIX
Sau Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc,
định hướng chính sách tài khóa của Trung Quốc về
cơ bản không thay đổi so với Đại hội XVIII. Theo đó,
Trung Quốc tiếp tục điều hành chính sách tài khóa
theo hướng thực hiện mục tiêu hướng tới việc phân
phối lại của cải của xã hội, tạo thêm nhiều việc làm
cũng như cải thiện hệ thống an sinh xã hội.
Chính sách tài khóa tích cực được bắt đầu thực
hiện vào năm 2018 nhằm góp phần tập trung giải
quyết các vấn đề kinh tế - xã hội được quan tâm
nhiều ở Trung Quốc hiện nay như tăng trưởng của
nền kinh tế đang suy giảm, tình trạng bất bình đẳng
khu vực và xã hội đang ngày càng phức tạp, các hệ
thống tài chính đang bị xáo trộn và sự xuống cấp
nghiêm trọng của môi trường. Thêm nữa, Trung
Quốc tiếp tục có những biện pháp nhằm cải thiện
phúc lợi xã hội thông qua các cải cách trong chính
sách đất đai và hệ thống đăng ký hộ gia đình theo
hộ khẩu định hình.
Theo đó, định hướng chủ động của chính sách tài
khóa sẽ được duy trì, trong khi cơ cấu chi tiêu ngân
sách nên được tối ưu hoá. Theo thông báo của Hội
nghị thường niên quan trọng nhất của Trung Quốc
về công tác kinh tế (ngày 18/12/2017), sự hỗ trợ tài
chính cho các lĩnh vực và dự án lớn sẽ được đảm
bảo trong khi chi thường xuyên giảm.
Ngoài ra, Chính phủ nước này sẽ có những biện
pháp cụ thể để tăng cường sự điều tiết nợ của chính
quyền địa phương trong năm 2018 và những năm
tiếp theo bởi nợ chính quyền địa phương của Trung
Quốc đã tăng mạnh trong thời gian đầu tư và xây
dựng các nhà máy sau cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu trong năm 2008.
Theo GS. Zhao Xijun (Đại học Nhân dân
Trung Quốc), so với các năm trước, chính sách
tài khóa chủ động cũng được thực thi, ưu tiên
cho năm 2018 sẽ là đầu tư cho các lĩnh vực liên
kết yếu như giáo dục, y tế, an sinh xã hội và dịch
vụ công. Cũng theo gợi ý của GS. Zhao Xijun thì
Trung Quốc nên tăng đầu tư vào đổi mới và kinh
doanh cũng như các ngành công nghiệp đang nổi
lên để thúc đẩy khả năng cạnh tranh chiến lược
của đất nước.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng của Industrial
Bank, Lu Zhengwei, đầu tư cho cơ sở hạ tầng
trong năm 2018 tại Trung Quốc được cho là sẽ
giảm, trong khi đầu tư cho các dự án môi trường
và giảm nghèo sẽ tăng. Theo các nhà phân tích dự
báo kinh tế, các đề xuất về tài khóa trong năm 2018
và những năm tiếp theo sẽ tập trung vào các vấn
đề như việc thực thi các loại thuế môi trường, việc
tăng thuế tài nguyên và giảm thuế cho các DN nhỏ
và các cá nhân.
Với định hướng phát triển của ông Tập Cận
Bình trong Đại hội XIX, Trung Quốc sẽ tập trung
hơn vào các khu vực kém phát triển như khu
vực nông thôn. Theo đó, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ
Trung Quốc đã công bố chiến lược kích thích
phát triển nông thôn theo hướng tăng cường sự
thịnh vượng ở nông thôn, vì theo cơ quan này,
Trung Quốc không thể trở nên hiện đại hóa mà
không hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Nhiều nguồn vốn sẽ được chuyển tới các vùng
nông thôn thông qua việc tăng đầu tư tài chính
công, mở rộng nguồn tài chính, và các dịch vụ tổ
chức tài chính tốt hơn. Cụ thể:
- Đến năm 2020, không có người Trung Quốc sống
dưới chuẩn nghèo hiện tại và năng suất nông nghiệp
và cung cấp nông nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể.
- Đến năm 2035, hiện đại hóa cơ bản nông nghiệp
và nông thôn. Tất cả người Trung Quốc hoặc ở các
thành phố hoặc nông thôn, đều sẽ được tiếp cận
bình đẳng với các dịch vụ công cơ bản. Hội nhập đô
thị và nông thôn sẽ được cải thiện.
- Đến năm 2050, nông thôn cần có nền nông
nghiệp mạnh, nông thôn đẹp và nông dân khá giả.
Trong giai đoạn 2018 – 2022, chính sách tài
khóa sẽ gia tăng vào đầu tư các dịch vụ công ở
khu vực nông thôn. Theo đó, ở các làng xã phát
triển, ưu tiên có thể là tăng các dịch vụ công: Ở
những làng có lịch sử lâu dài và nguồn tài nguyên
thiên nhiên và văn hoá phong phú, sự phát triển
phải được thực hiện cùng với bảo vệ môi trường;
Ở những làng có điều kiện sống khắc nghiệt và
môi trường tự nhiên mong manh, sẽ có nhiều nỗ
lực hơn khi di dời.