TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 23

24
Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế và Chính sách kinh tế Abe: Những góc nhìn với kinh tế Việt Nam
rất nhiều nước như Singapore, Tanzania… đã tuyên
bố đưa đồng NDT vào dự trữ ngoại hối. Hàn Quốc
cũng đang xem xét đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại
tệ của mình, trong đó có tính đến đồng NDT. Ở châu
Âu, tháng 1/2017, Hội đồng quản trị của Ngân hàng
Trung ương châu Âu (ECB) quyết định bổ sung NDT
vào thành phần hiện tại của kho dự trữ ngoại hối
(gồmUSD, yên Nhật, đồng NDT, vàng và SDR). Theo
đó, ECB đã bán một phần nhỏ lượng nắm giữ USD
của mình (tương đương 500 triệu Euro) để đầu tư
vào đồng NDT (ECB, 2017). Một số ngân hàng trung
ương khác như Ngân hàng Trung ương Pháp, Ngân
hàng Trung ương Đức cũng đã xác nhận nắm giữ
đồng NDT trong kho dự trữ của mình từ tháng 1/2017
(Emma D., Alice W.& Claire J., 2018). Anh chấp nhận
thanh toán với Trung Quốc bằng đồng NDT và đang
xem xét đưa thêm NDT vào rổ dự trữ ngoại tệ. Tại
châu Phi, Nigieria đã tuyên bố xem xét tăng tỷ lệ dự
trữ đồng NDT thêm 5% -10%.
Những động thái trên diễn ra đồng thời với xu
hướng giảm vai trò của USD trong vị thế là một đồng
tiền dự trữ hàng đầu trong vòng 2 thập kỷ qua (dù
tính đến cuối năm 2017, USD vẫn là đồng tiền dự
trữ ngoại hối lớn nhất với tỷ trọng 63,5%, tiếp nối là
đồng Euro 20%). Mặc dù vậy, tỷ trọng của đồng NDT
trong kho dự trữ toàn cầu hiện vẫn rất khiêm tốn, ở
mức khoảng 1,2%. Xét về dài hạn, theo dự báo của
Ngân hàng America Merrill Lynch và IMF, tỷ trọng
đồng NDT có thể tăng lên mức 4% dự trữ toàn cầu
vào năm 2025 và lên mức 4,5% vào những năm tiếp
theo (tương đương với tỷ trọng của Yên Nhật, Bảng
Anh) trong kịch bản lạc quan. Tuy nhiên, với kịch
bản kém lạc quan hơn, tỷ trọng đồng NDT chỉ có thể
tăng lên 2,5% dự trữ ngoại hối toàn cầu vào năm 2025
và tối đa 3% trong những năm tiếp theo.
Ngoài ra, với việc tham gia giỏ SDR, đồng NDT là
một trong 5 đồng tiền “có thể sử dụng tự do” được
IMF công nhận. Sau khi đồng NDT gia nhập SDR,
Trung Quốc có thể dùng đồng NDT (thay vì USD,
Euro, Yên Nhật hay Bảng Anh) để trực tiếp nộp định
mức cho IMF, đồng thời, các nước thành viên khác
cũng có thể lựa chọn đồng NDT để nộp định mức
cho IMF. Điều này sẽ làm tăng vai trò và vị thế của
NDT trong kho dự trữ toàn cầu.
Cùng với việc đồng NDT gia nhập SDR, lòng tin
của thị trường đối với đồng NDT có thể sẽ tăng lên,
làm tăng nhu cầu sử dụng đồng NDT ngoài biên giới,
từ đó, thúc đẩy đồng NDT ngày càng được sử dụng
một cách rộng rãi trong các giao dịch xuyên biên giới
như du lịch, du học, thương mại và đầu tư tài chính.
Một số thách thức đặt ra với Trung Quốc
Việc đồng NDT tham gia giỏ SDR có ý nghĩa
quan trọng đối với việc quốc tế hóa đồng NDT. Dù
đã được IMF đưa vào giỏ SDR và Trung Quốc đã
rất nỗ lực nhằm quốc tế hóa đồng NDT, song nhiều
chuyên gia quốc tế cho rằng, đồng NDT trên thực tế
vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong thương mại
và trên các thị trường tài chính và vì thế chưa đáp
ứng đủ các tiêu chí của đồng tiền quốc tế. Hơn nữa,
xét trong mối quan hệ tương quan với các đồng tiền
khác trong giỏ SDR, đồng NDT là đồng tiền đầu tiên
của thị trường đang nổi được gia nhập, trong khi các
thành viên khác của SDR (USD, Euro, Bảng Anh, Yên
Nhật) đều là đồng tiền của các nền kinh tế phát triển
có khả năng chuyển đổi hoàn toàn và mở cửa các
thị trường vốn theo quy định. Bên cạnh đó, với một
nền kinh tế đang phát triển còn hạn chế về khả năng
chuyển đổi tiền tệ, Chính phủ Trung Quốc vẫn có
thể sẵn sàng bảo vệ các thị trường trong nước trước
những biến động về dòng vốn và diễn biến bất lợi
trên thị trường quốc tế.
Hơn nữa, tỷ trọng đồng NDT trong kho dự trữ
ngoại hối toàn cầu năm 2017 vẫn khá khiêm tốn,
chiếm chưa đến 1,2% dự trữ ngoại hối toàn cầu,
quá thấp so với tỷ trọng đồng USD (63%) và đồng
Euro (20%) vốn đã được duy trì trong 30 năm qua
(Deutsche Bank Research, 2017). Sự dịch chuyển về
tỷ lệ dự trữ của các đồng tiền trong kho dự trữ toàn
cầu thay đổi rất chậm, do đồng USD vẫn hấp dẫn các
bên mua để dự trữ nhờ vào quy mô và tính thanh
khoản của thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ.
Cuối cùng, xét về khía cạnh cam kết với IMF, sau
hình 3: Xu hướng thay đổi tỷ trọng đồng USD, Euro và
NDT trong dự trữ ngoại hối toàn cầu, 1999-2017
Nguồn: IMF COFER, Deutsche Bank Research
Tháng 11/2015, IMF khẳng định, đồng NDT của
Trung Quốc đã đáp ứng tiêu chuẩn giao dịch tự
do và sẽ cùng với đồng USD, Euro, Bảng Anh
và Yên Nhật tham gia vào giỏ SDR kể từ ngày
1/10/2016 với tỷ trọng 10,92% trong giỏ tiền tệ.
1...,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22 24,25,26,27,28,29,30,31,32,33,...123
Powered by FlippingBook