TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 46

47
phát triển hệ thống KHO BẠC NHÀ NƯỚC giai đoạn 2017 - 2020
NSNN qua KBNN cũng gặp phải một số khó khăn,
hạn chế cũng như một số vấn đề đặt ra như:
- Về cơ chế quản lý:
KSC NSNN qua KBNN còn
một số bất cập như: (i) Cơ chế cấp tạm ứng NSNN,
ứng trước NSNN chưa theo thông lệ chung của thế
giới, việc thu hồi/thanh toán số vốn đã tạm ứng, ứng
trước NSNN còn hạn chế, nên gây rủi ro cho quá
trình điều hành NSNN; (ii) Cơ chế kiểm soát cam
kết chi NSNN qua KBNN tuy đã được triển khai,
song chưa được pháp lý hóa cao ở Luật/Nghị định.
- Về quy trình, thủ tục:
Quy trình thủ tục KSCNSNN
qua KBNN tuy đã được đơn giản hóa, rút ngắn thời
gian KSC NSNN qua KBNN, song vẫn còn phức tạp
(nhất là các hồ sơ chứng từ KSC thường xuyên); chưa
đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của các đơn vị trong việc sử dụng NSNN; thời gian
KSC NSNN qua KBNN vẫn còn tương đối dài.
- Về phương thức kiểm soát chi và thanh toán:
Phương
thức KSC NSNN qua KBNN vẫn còn một số bất cập
như: (i) Chưa thực hiện KSC thường xuyên gắn với
kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị do việc lập,
quyết định, phân bổ và quản lý ngân sách chưa thực
sự gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị;
(ii) chưa thực hiện KSC theo mức độ rủi ro đối với
từng loại hình đơn vị sử dụng NSNN, nội dung chi
và giá trị khoản chi, gắn với việc tăng cường giao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị
sử dụng NSNN và thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành KBNN; (iii) KBNN mới chỉ thực hiện
kiểm soát, xác nhận đối với các khoản chi từ nguồn
vốn nước ngoài (do phụ thuộc vào các hiệp định vay
và yêu cầu của nhà tài trợ).
Việc triển khai một số phương thức thanh toán
hiện đại đối với các khoản chi NSNN hoặc chưa
được triển khai hoặc đã triển khai song chưa phổ
biến như: (i) Thanh toán qua thẻ tín dụng; (ii) thanh
toán tự động định kỳ theo lô đối với các khoản chi
có tính ổn định cao (các khoản chi lương, bảo hiểm
xã hội…); (iii) thanh toán tự động theo ủy nhiệm
chi của đơn vị sử dụng NSNN cho nhà cung cấp
đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ mà đơn vị đã sử
dụng (điện, nước, viễn thông…); (iv) chưa triệt để
áp dụng các phương thức thanh toán không dùng
tiền mặt đối với các khoản chi NSNN qua KBNN.
- Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm
soát chi NSNN:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc gửi hồ sơ KSC của đơn vị sử dụng NSNN
và thực hiện KSC tại KBNN còn chưa cao.
Giải pháp đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính trong quản lý chi NSNN
Trước những khó khăn, vướng mắc cùng với
những vấn đề mới đặt ra cho công tác cải cách quản
lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN; thực hiện chỉ
đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 51/NQ-CP
ngày 19/06/2017 về việc ban hành chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết
số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về
chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ
công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền
vững, thời gian tới KBNN cần tiếp tục đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính trong quản lý, KSC NSNN,
trong đó tập trung vào một số nội dung như:
Một là,
đổi mới cơ chế cấp tạm ứng, ứng trước
NSNN phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm giảm thiểu
rủi ro trong quá trình quản lý, điều hành NSNN.
Hai là,
rà soát, chuẩn hóa, đơn giản hóa và giảm
thiểu các hồ sơ chứng từ KSC gửi KBNN để vừa
thuận tiện cho việc triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin trong KSC NSNN, vừa gắn với việc giao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị
sử dụng NSNN và việc hậu kiểm của KBNN (thông
qua công tác thanh tra chuyên ngành), đảm bảo về
cơ bản các hồ sơ, chứng từ KSC NSNN được lập và
gửi qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN
(trừ các hồ sơ, chứng từ chi có nội dung mật).
Tiếp tục thực hiện đơn giản hóa quy trình thủ
tục KSC NSNN theo hướng thống nhất quy trình
và đầu mối KSC gắn với việc phân định rõ trách
nhiệm giữa đơn vị sử dụng NSNN với KBNN trong
quá trình KSC; đồng thời, xây dựng và triển khai
các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công
tác quản lý, KSC NSNN, phấn đấu thời gian KSC
NSNN qua KBNN không quá 1 ngày làm việc.
Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ chế kiểm soát cam kết
chi NSNN qua KBNN, trong đó, quy định một số nội
dung như: (i) KBNN thực hiện kiểm soát cam kết chi
theo kế hoạch vốn đầu tư trung hạn đối với từng dự
án, chi tiết theo từng hợp đồng và tiến độ thực hiện
hàng năm của từng hợp đồng; (ii) KBNN thực hiện
kiểm soát trước khi đơn vị ký hợp đồng với nhà cung
cấp nhằm đảm bảo có nguồn thực hiện và tính pháp
lý của hợp đồng; (iii) cơ chế cung cấp thông tin về cam
kết chi từ KBNN tới các đơn vị sử dụng NSNN và nhà
cung cấp để vừa tạo thuận lợi cho chủ đầu tư trong
khâu phân bổ vốn và thực hiện hợp đồng, vừa khẳng
định việc đảm bảo nguồn để thanh toán cho nhà cung
cấp; (iv) quy định tổng giá trị tối đa của các hợp đồng
mà một đơn vị sử dụng NSNN được phép ký trong
1 năm ngân sách, để đảm bảo khả năng cân đối ngân
sách trong trung hạn; (v) cơ chế quản lý đối với nhà
cung cấp cho khu vực công (như phải có tài khoản tại
ngân hàng thương mại; cơ chế xử phạt khi không thực
hiện đúng hợp đồng; chiết khấu hàng hóa, dịch vụ…).
1...,36,37,38,39,40,41,42,43,44,45 47,48,49,50,51,52,53,54,55,56,...123
Powered by FlippingBook