56
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
khoa học và công nghệ, năm 2017, Việt Nam có
khoảng 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh và 30 cơ sở
ươm tạo, tăng thêm 6 vườn ươm so với năm 2016.
Các tổ chức phát thúc đẩy kinh doanh như Vietnam
Silcon Valley Accelerator, Viettel Accelerator,
Microsoft Class Expara, VIISA…và mới đây là Lotte
Accelerator, Hebronstar đang tích cực hoạt động
mặc dù mới chỉ ở giai đoạn ban đầu. Trong sô 30
vươn ươm hiên nay có 10 vườn ươm trực thuộc các
cơ quan Nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp; 7 vườn
ươm thuộc các trường đại học và 13 vườn ươm còn
lại do các tổ chức tư nhân hoặc nước ngoài thành
lập, một số tên tuổi tiêu biểu như: Vườn ươm DN
công nghệ cao Hoà Lạc; Vườn ươm DN công nghệ
cao TP. Hồ Chí Minh; Vườn ươm Đà Nẵng; Trung
tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp… Các vườn
ươm DN cũng đang trong quá trình nghiên cứu để
chuyển dịch mô hình sang thành tổ chức Thúc đẩy
DN (Văn phòng Đề án 844).
Th c đẩy tài chính doanh nghiệp
Đa phần các DNKN Việt Nam đang ở giai đoạn
đầu của quá trình khởi nghiệp, khám phá khách
hàng và kiểm chứng mô hình kinh doanh. Lý thuyết
và thực tiễn tại các nước cho thấy, ở giai đoạn này,
vốn tự có, vốn từ gia đình bạn bè, vốn từ các nhà
đầu tư thiên thần, và một phần vốn đầu tư mạo
hiểm là quan trọng nhất.
Thị trường vốn đầu tư “thiên thần” và vốn đầu
tư mạo hiểm đã phát triển không ngừng trong
những năm qua. Chính phủ Việt Nam cũng đã
liên tục có những hỗ trợ về pháp lý, thể chế bao
gồm sự ra đời của Luật các DN vừa và nhỏ ngày
12/6/2017 cùng các nghị định hướng dẫn đang
được soạn thảo (Quyết định số 1357/QĐ-TTg
ngày 13/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ); Các
chương trình, đề án như đề án hỗ trợ hệ sinh
thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến
năm 2025 theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày
18/5/2016, Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai
đoạn 2017-2025” theo Quyết định số 939/QĐ-TTg
ngày 30/6/2017 và Đề án hỗ trợ học sinh, sinh
viên khởi nghiệp theo Quyết định số 1665/
QĐ-TTg ngày 30/10/2017. Các chương trình, đề
án lớn dẫn tới các giải pháp tài chính để hỗ trợ
các dự án khởi nghiệp. Tuy nhiên, cho tới nay, hệ
sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vẫn ghi nhận tài
chính là một điểm yếu cần khắc phục.
Trong thời gian tới, việc tiếp tục hoàn thiện khung
khổ pháp lý, môi trường đầu tư, thực hiện hiệu quả
các chương trình, Đề án hỗ trợ khởi nghiệp, chú
trọng tới việc thu hút các nhà đầu tư “thiên thần”
và các Quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ là nhiệm vụ quan
trọng để hỗ trợ DNKN ở giai đoạn đầu phát triển
ở Việt Nam. Về phía các DNKN, các sáng lập viên
cũng cần trang bị tốt hơn kiến thức về tài chính và
huy động vốn để có thể tiếp cận và kêu gọi vốn đầu
tư thành công. Thúc đẩy tài chính DNKN từ cả phía
cung và phía cầu sẽ đảm bảo thành công lớn hơn
của các DNKN Việt Nam, thúc đẩy Việt Nam trở
thành một quốc gia khởi nghiệp, từng bước xây
dựng nền kinh tế số và cách mạng 4.0.
Tài liệu tham khảo:
1. Văn phòng Đề án 844, 2018, truy cập từ
/ ngày
12/2/2018;
2. Bates T., Robb A., 2013, Greater access to capital is needed to unleash
the local economic development potential of minority-owned businesses,
Economic Development Quarterly, 27(3): 250-259;
3. Berger A.N., Udell G.F., 1998, The economics of small business finance:
The roles of private equity and debt markets in the financial growth cycle,
Journal of Banking and Finance, 22(6-8): 613-673;
4. Campbell J., De Nardi M., 2009, A conversation with 590 nascent
entrepreneurs, Annals of Finance, 5(3-4): 313-340;
5. Carpenter R.E., Petersen B., 2002, Is the growth of small firms constrained
by internal finance? Review of Economics and Statistics, 84(2): 298-309.
6. Cassar G., 2004, The financing of startups, Journal of Business Venturing,
19(2): 261-283;
7. GarmaiseM.J.,2001,Informedinvestorsandthefinancingofentrepreneurial
projects. Working paper, EFMA 2001 Lugano Meetings;
8. GEM, 2017, Global Report 2016/2017, Global Entrepreneurship Research
Association;
9. Mason C., Harrison R., 2008, Measuring business angel investment activity
in the United Kingdom: A review of potential data sources. Venture Capital,
10(4): 309-330;
10. Myers S.C., Majluf N.S., 1984, Corporate financing and investment
decisions when firms have information that investors do not have, Journal
of Financial Economics, 13(2): 187-221;
11. Robb A.M., Robinson D.T., 2010, The capital structure decisions of new
firms, Working paper;
12. Soderblom A., Samuelsson M., 2014, Sources of capital for innovative
startup companies: An empirical study of the Swedish situation,
Naringspolitiskt Forum Report;
13. Topica Founder Institute, 2017, truy cập từ
ngày
12/2/2018.
Năm 2017, tỷ lệ người có ý định khởi sự kinh
doanh ở Việt Nam là 25%, tỷ lệ khởi sự kinh
doanh tại giai đoạn đầu của Việt Nam là 23,7%
và mức độ sáng tạo của các doanh nghiệp khởi
nghiệp là 21%.