54
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nghiên cứu các yếu tố quyết định cấu trúc vốn của
DNKN là lý thuyết vòng đời (Berger và Udell, 1998).
Ý tưởng căn bản của lý thuyết này là nhu cầu tài
chính và sự tiếp cận tới nguồn vốn thay đổi khi
DNKN lớn lên và thu nhận được nhiều kinh nghiệm
hơn cũng như trở nên minh bạch hơn về mặt thông
tin. Các DN nhỏ và mới phải dựa nhiều vào nguồn
tài trợ bên trong, vốn tín dụng thương mại và vốn
đầu tư “thiên thần”. Khi DN lớn lên, tài trợ vốn sẽ
trở nên dễ tiếp cận hơn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm
cũng như các ngân hàng và các tổ chức tài chính
khác. Thậm chí nếu DN tiếp tục lớn lên, họ có thể
huy động vốn từ công chúng thông qua phát hành
cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Hình 1 trình
bày các nguồn vốn khả thi theo chu kỳ tăng trưởng
của DN nhỏ trong dạng đơn giản.
Cả hai lý thuyết về nguồn vốn cho DNKN tuy
vậy không phải luôn đúng, chẳng hạn trong các
trường hợp khi các nguồn tài chính như vốn đầu tư
thiên thần hay mạo hiểm không sẵn có hoặc chỉ đáp
ứng một lượng nhỏ, DNKN sẽ phải tìm cách để huy
động từ các nguồn vốn thay thế khác.
Thực tế huy động nguồn tài chính của doanh
nghiệp khởi nghiệp và một số kinh nghiệm
Vốn bên trong: Vốn tự có được đầu tư vào DN bởi
một hoặc những người sáng lập DNKN. Đây là nguồn
vốn lớn nhất trong giai đoạn đầu của DNKN. Số liệu
điều tra của Tổ chức khởi nghiệp toàn cầu- GEM chỉ
ra hơn 60% vốn cho các DNKN mới thành lập là vốn
tự có (GEM, 2004). Tương tự, Berge và Udel (1998) chỉ
ra rằng vốn chủ DN chiếm khoảng 50% vốn huy động
của các DNKN. Campbell và De Nardi (2009), Bates
và Robb (2013) đều chỉ ra rằng, vốn từ gia đình và bạn
bè đứng thứ 2 tới thứ 3 về tầm quan trọng trong các
nguồn vốn của DNKN sau vốn tự có. Tuy nhiên, tổng
lượng giá trị nguồn vốn này khá hạn chế.
Vốn bên ngoài: Hỗ trợ tài chính của Chính phủ
thường dưới dạng đầu tư công rót vào các DNKN.
Tuy nhiên, nhìn chung phần hỗ trợ này thường
khá nhỏ. Berger và Udell (1998) Robb và Robinson
(2010) tính toán rằng, chỉ có dưới 1% tổng vốn của
các DNKN là từ hỗ trợ của Chính phủ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngân hàng
thương mại là nguồn tài chính bên ngoài quan
trọng của các DNKN. Theo Berger và Udell
(1998), các khoản vay thương mại chiếm khoảng
30% tổng vốn bên ngoài của các DN mới thành
lập tại Mỹ. Robb và Robinson (2010) chỉ ra rằng,
có khoảng 40% các DNKN Mỹ được tài trợ bởi các
khoản vay thương mại.
Các nhà đầu tư “thiên thần” có thể được xem là
nguồn tài chính quan trọng đối với các DNKN trong
những giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Đây
là các cá nhân có nguồn vốn lớn, hoạt động độc lập
hoặc trong một nhóm, đầu tư vốn của mình trực tiếp
vào một DN chưa niêm yết và sau khi đầu tư, thông
thường sẽ gắn bó với DN, chẳng hạn, với vai trò
người tư vấn hoặc thành viên hội đồng
điều hành (Mason và Harrison, 2008).
Giá trị đầu tư mỗi thương vụ thường
nhỏ nhưng số lượng các DNKN nhận
được vốn đầu tư thiên thần thường lớn
(Soderblom và Samuelsson, 2014).
Vốn đầu tư mạo hiểm chủ yếu đầu
tư vào các công ty mà công nghệ và
sáng tạo đã được phát triển. Chỉ một số
ít DN có những điều kiện và tiềm năng
tốt đủ để thu hút các nhà đầu tư mạo
hiểm. Robb và Robinson (2010) gợi ý
rằng, 4% DNKN tại Mỹ nhận được
vốn từ các Quỹ đầu tư mạo hiểm. Theo
GEM (2003), có 0,5% các DNKN nhận
được vốn đầu tư mạo hiểm. Ngoài các
nguồn vốn truyền thống trên, DNKN
DN rất nhỏ,
không có tài sản
chấp và chưa
định hình trên
thị trường
DN nhỏ, có tiềm
năng tăng
trưởng cao
nhưng chưa
định hình trên
thị trường
DN nhỏ và vừa,
đã định hình
trên thị trường,
có tài sản đảm
bảo hạn chế
DN lớn, đã định
hình trên thị
trường.
Độ lớn của DN
Tuổi đời của DN
Vốn tự có
Vốn đầu tư thiên thần
Vốn đầu tư mạo hiểm
Vốn IPO
Tín dụng thương mại
Tín dụng ngân hàng
Hình 1: Chu kỳ tăng trưởng tài chính
của doanh nghiệp khởi nghiệp
Nguồn: Berger và Udell (1998)
Hình 2: Tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp số liệu của GEM, 2017