TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
53
vốn cho doanh nghiệp DN khi có thông tin bất
cân xứng giữa DN và những người tài trợ tiềm
năng (Myers và Majluf, 1984). Theo lý thuyết trật
tự phân hạng truyền thống, sự bất cân xứng thông
tin phát sinh khi các nhà điều hành có nhiều thông
tin hơn về cơ hội đầu tư so với các nhà tài trợ dẫn
tới những rủi ro cho nhà tài trợ bên ngoài khi rót
vốn vào công ty. Kết quả là các nhà tài trợ có thể
yêu cầu một khoản bù đắp cho thông tin không
rõ ràng này làm cho chi phí vốn đầu tư bên ngoài
thường đắt đỏ. Do vậy, các nhà quản trị thường
sử dụng nguồn vốn bên trong nếu có thể. Chỉ khi
nguồn vốn bên trong không đủ để đáp ứng nhu
cầu vốn của DN, nhà quản trị công ty mới sử dụng
đến vốn bên ngoài, trong đó vốn vay sẽ được ưu
tiên trước vốn đầu tư do vay nợ sẽ ít bị ảnh hưởng
bởi vấn đề thông tin bất cân xứng hơn.
Ban đầu, lý thuyết trật tự phân hạng được phát
triển để giải thích chiến lược huy động vốn của các
công ty lớn và lâu năm. Khi nghiên cứu với trường
hợp các DN nhỏ mới thành lập, Berger và Udell
(1998) Cassar (2004) cho rằng, các DN phân hạng sẽ
phù hợp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho
rằng, thứ tự truyền thống sẽ đảo ngược đối với các
DNKN bởi 2 lý do: (i), Các nhà đầu tư kinh nghiệm
có hiểu biết tốt tương lai thương mại hóa của đổi
mới sáng tạo của DNKN hơn chính bản thân những
người sáng lập DN; (ii), Vốn đầu tư từ bên ngoài
có thể được sắp xếp thứ tự cao hơn nếu nhà đầu
tư có thể cộng thêm các giá trị phi tiền tệ vào DN
mà họ đầu tư và điều này thường thấy đối với các
vụ đầu tư cho DNKN (Garmaise 2001, Carpenter và
Petersen 2002).
Một mô hình lý thuyết nữa được sử dụng để
Góc nhìn lý thuyết
về nguồn vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp
Thông thường, các nguồn vốn có thể huy động
được của doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) được
chia thành hai nhóm: Nguồn vốn bên trong (vốn tự
có, vốn từ gia đình bạn bè); Nguồn vốn bên ngoài
thông qua đầu tư của nhà đầu tư thiên thần, đầu
tư mạo hiểm, các khoản vay từ ngân hàng hay
những nguồn vốn hỗ trợ khác. Các nhà nghiên cứu
Soderbom và Samuelsson trình bày hai cách tiếp cận
chủ yếu sử dụng để giải thích cầu trúc vốn ở các
DNKN: (i) Dựa trên lý thuyết về trật tự phân hạng;
(ii) Dựa trên lý thuyết vòng đời.
Lý thuyết về trật tự phân hạng trong lựa chọn
cấu trúc vốn chỉ ra một thứ tự lựa chọn các nguồn
NGUỒNTÀI CHÍNH
CHO CÁC DOANHNGHIỆP KHỞI NGHIỆP ởVIỆT NAM
TS. Đặng Thị Việt Đức
- Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông,
Đỗ Thu Hà -
Đại học Kinh tế quốc dân *
Bài viết làm rõ khía cạnh lý thuyết và thực tiễn các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp khởi
nghiệp; phân tích thực trạng các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam.
Nghiên cứu này sẽ hữu ích cho sự đánh giá và gợi ý về hướng phát triển hệ thống tài chính tài trợ
cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam.
Từ khóa: Doanh nghiệp, tài chính, khởi nghiệp, chính sách tài chính, môi trường kinh doanh
The article clarifies the theoretical and
practical aspects of financial resources for
startups and analyzes the status of funding
sources for start-up businesses in Vietnam.
This research will be useful for assessing and
suggesting the direction of financial system
development for start-ups in Vietnam.
Keywords: Enterprise, finance, start-up, financial policy,
business environment
Ngày nhận bài: 6/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 1/3/2018
Ngày duyệt đăng: 5/3/2018
*Email: