TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 70

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
71
định khoản.
4b) Khi xử lý số thuế được miễn giảm, có 2 cách
xử lý:
4b1) Nếu DN chưa nộp vào ngân sách thì hạch
toán trừ ngay số thuế được miễn giảm vào số thuế
phải nộp, ghi:
Nợ 333 (3331, 3334,…chi tiết theo loại thuế phải nộp)
Có 711 (tăng thu nhập khác)
4b2) Nếu DN đã nộp vào ngân sách rồi thì chờ
đến khi nhận được tiền, ghi:
Nợ 111, 112
Có 711 (tăng thu nhập khác)
Nghiệp vụ phát sinh 1 và 4(4a) không định khoản
Có thể thấy, giá trị thuế được miễn giảm là một
thu nhập thuộc thu nhập khác của DN. Theo Chuẩn
mực Kế toán số 14 về doanh thu và thu nhập khác,
thu nhập được hưởng ở kỳ nào phải tính vào kết
quả kinh doanh trong kỳ đó, không phân biệt đã
nhận được tiền hay mới chỉ ghi nhận khoản phải thu
(Chuẩn mực Kế toán số 14). Vì vậy, khi DN nhận
được quyết định miễn giảm thuế, dù trừ vào thuế
phải nộp, hay nhận tiền ngay, hoặc chưa nhận tiền
thì kế toán cũng phải ghi nhận ngay thu nhập trong
kỳ (ghi có 711). Tùy từng trường hợp, nếu thuế chưa
nộp vào ngân sách thì trừ vào số thuế phải nộp, nếu
thuế đã nộp rồi thì coi đây là khoản thuế phải thu lại
của DN từ ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn của chế độ kế toán,
trong trường hợp DN chờ đến kỳ nhận được tiền,
hoặc chờ đến kỳ phải nộp thuế tiếp theo để trừ vào
số thuế phải nộp mới ghi nhận thu nhập. Trường hợp
này là trái với chuẩn mực kế toán về ghi nhận doanh
thu và thu nhập, đồng thời cũng làm cho kế toán khó
khăn trong việc phải theo dõi một khoản tiền nằm
trên hồ sơ nhưng ngoài sổ sách kế toán đặc biệt gây
khó khăn khi lập báo cáo tài chính bằng phần mềm
kế toán nói chung và mô hình kế toán Excel nói riêng.
Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ
miễn giảm thuế GTGT và TNDN
Để giảm bớt những khó khăn, thời gian và chi phí
cơ hội đối với việc lập các báo cáo kế toán trong công
tác kế toán của DN, trong thời gian tới, cần tiếp tục
nâng cao chất lượng cung cấp thông tin kế toán trong
công tác kế toán nói chung và khả năng ứng dụng
của mô hình kế toán Excel nói riêng dành cho các DN
nhỏ và vừa Việt Nam. Trong đó, nhằm tiếp tục hoàn
thiện kế toán nghiệp vụ miễn giảm thuế GTGT và
TNDN, đặc biệt là đối với một số nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh như vừa trao đổi, khi nhận quyết
định được miễn (giảm) thuế thì căn cứ vào thực tế
của DN đã nộp thuế hay mới tính và ghi nhận thuế
phải nộp để hạch toán ghi sổ, cụ thể:
I) Tính và hạch toán thuế TGTGT và thuế TTNDN
phải nộp.
Ia) Thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ 111, 112, 131, 136,…
Có 333(3331) - Thuế GTGT phải nộp.
Ib) Thuế TNDN tạm nộp, phải nộp bổ sung, ghi:
Nợ 821 - Chi phí thuế thu nhập DN.
Có 333(3334) - Thuế TNDN phải nộp.
II) Trường hợp DN nhận được quyết định miễn
giảm thuế TGTGT và thuế TNDN trước khi tính và
hạch toán thuế: Không tính và hạch toán thuế TGTGT
và thuế TNDN phải nộp.
III) Trường hợp DN mới chỉ tính và hạch toán số
thuế phải nộp (ghi có 3331, 3334,…) nhưng chưa nộp
vào ngân sách thì hạch toán số thuế GTGT, TNDN
được miễn giảm trừ ngay vào số thuế phải nộp và ghi
tăng thu nhập khác trong kỳ, ghi:
IIIa) Ghi giảm Thuế GTGT tăng thu nhập khác:
Nợ 333(3331) - Thuế GTGT phải nộp.
Có 711 - Thu nhập khác.
IIIb) Ghi giảm Thuế TNDN tăng thu nhập khác:
Nợ 333(3334) - Thuế TNDN.
Có 711 - Thu nhập khác.
IV) Nếu DN đã nộp thuế vào ngân sách thì ghi
tăng thu nhập trong kỳ và ghi tăng phải thu khác:
Nợ 1388 (chi tiết theo loại thuế được miễn giảm
phải thu).
Có 711 - Thu nhập khác.
V) Khi DNnhận được tiền thuế đượcmiễn giảm, ghi:
Nợ 111, 112.
711
333(3331)
111, 112, 131…
4b1
2
(333)3334
821
4b1
3
111, 112
4b2
Sơ đồ 1: Sơ đồ kế toán thuế GTGT và TNDN
được miễn giảm trước khi hoàn thiện
Nguồn: Chế độ Kế toán Việt Nam
Diễn giải sơ đồ 1:
2) Tính ra thuế GTGT phải nộp.
3) Tính ra thuế TNDN phải nộp.
4b1,4b2) Thuế GTGT, TNDN được miễn giảm trừ
ngay vào số thuế phải nộp.
4b2) Khi DN nhận được tiền miễn giảm thuế GTGT,
TNDN.
1...,60,61,62,63,64,65,66,67,68,69 71,72,73,74,75,76,77,78,79,80,...123
Powered by FlippingBook