TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 74

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
75
liệu tập trung với công nghệ tiên tiến, phù hợp,
đáp ứng việc triển khai các ứng dụng CNTT đến
năm 2020; Xây dựng hệ thống mạng nội bộ đảm
bảo yêu cầu hoạt động của các đơn vị trực thuộc
cùng mạng diện rộng kết nối toàn ngành, đảm bảo
đường truyền tốc độ cao… Như vậy, trong lĩnh
vực kiểm toán, việc đầu tư cho hạ tầng công nghệ
nhằm hướng đến tin học hóa toàn ngành nói riêng
và chuẩn bị cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
nói chung phần nào đã được tính đến.
Nhận diện những thách thức
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán - kiểm
toán, Cách mạng công nghiệp 4.0 đi kèm với sự phát
triển mạnh mẽ của CNTT và trí tuệ nhân tạo, do đó,
đối tượng của cơ quan kiểm toán cũng trở nên “cao
cấp” hơn. Điều này đòi hỏi cơ quan kiểm toán và
các kiểm toán viên phải tự đổi mới, nâng cấp để đáp
ứng được những yêu cầu mới trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ. Tại Việt Nam hiện nay, Kiểm toán
Nhà nước chủ yếu kiểm toán trên hồ sơ, giấy tờ, tuy
nhiên, Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm cho hồ sơ,
giấy tờ, tài liệu giấy không còn nữa, thay vào đó là
các dữ liệu thông tin điện tử, vừa đa dạng vừa khó
nắm bắt. Nếu không am hiểu, các kiểm toán viên sẽ
không thể thực hiện kiểm toán. Điều đáng mừng là
trong Luật Kế toán 2015 của Quốc hội và Nghị định
số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán đã có
các quy định liên quan đến các tài liệu kế toán lưu
trữ trên phương tiện điện tử (chứng từ điện tử, hóa
đơn điện tử…). Đây cũng chính là yêu cầu cơ bản
đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0.
Rủi ro mất thông tin, dữ liệu thông qua việc kết
nối internet cũng là một vấn đề quan trọng mà cơ
quan quản lý và DN cần quan tâm. Thông tin, kết
quả kiểm toán có thể bị rò rỉ từ việc gửi thư điện
tử tới đơn vị được kiểm toán hoặc các tổ chức, cá
nhân bên ngoài, trao đổi qua mạng dùng chung.
Các phần tử xấu có thể lợi dụng các thông tin, kết
quả kiểm toán chưa chính thức để thực hiện các
mục đích phá hoại, gây hoang mang dư luận, ảnh
hưởng xấu đến hình ảnh của cơ qua kiểm toán.
Trong khi đó, chất lượng hạ tầng CNTT trên toàn
ngành Kế toán, Kiểm toán nhìn chung vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu đặt ra và đòi hỏi cần phải
chuẩn bị cơ sở hạ tầng CNTT tốt hơn nữa, đặc biệt
về vấn đề bảo mật an ninh mạng.
Ngoài ra, trong cuộc Cách mạng 4.0, sự cạnh
tranh không chỉ diễn ra giữa các công ty đang cung
cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán truyền thống, mà
còn với cả các DN phi truyền thống và các DN công
nghệ. Thậm chí, đã có một số cảnh báo rằng một khi
công nghệ blockchain được ứng dụng rộng rãi trong
lĩnh vực tài chính, sẽ tạo ra nguy cơ thu hẹp dịch
vụ kiểm toán truyền thống. Thực tế cho thấy, hiện
nay, các công ty công nghệ trên thế giới như Google
và Alibaba cũng đã cung cấp các dịch vụ tư vấn tài
chính và tư vấn thuế…
Kiến thức, hiểu biết, trình độ ứng dụng CNTT
của các kiểm toán viên, cán bộ, công chức vẫn còn
nhiều hạn chế, chưa đồng đều. Trong khi đó, công
tác đào tạo hiện mới chỉ là truyền thụ kiến thức nền,
cơ bản theo ngành nghề chuyên môn của từng kiểm
toán viên, kế toán viên mà chưa đào tạo chuyên sâu,
đa ngành, nhất là đối với những kiến thức mang
tính đặc thù công nghệ và trí tuệ nhân tạo.
Một số đề xuất, kiến nghị
Nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức
từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, trong thời gian
tới, lĩnh vực kế toán, kiểm toán cần chú trọng một
số vấn đề sau:
Về phía cơ quan quản lý
- Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi cơ
quan quản lý phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng CNTT tốt
hơn nữa để theo kịp sự phát triển của công nghệ.
Các cán bộ, công chức, kế toán, kiểm toán viên
cũng phải kịp thời nâng cao trình độ ứng dụng
CNTT để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu trong
công việc. Trong lĩnh vực kiểm toán, hoạt động
kiểm toán nói chung và Kiểm toán Nhà nước nói
riêng đều thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá,
xác nhận mức độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài
chính do kế toán xử lý và cung cấp. Vì vậy, sự thay
đổi của quy trình, thủ tục xử lý, tổng hợp thông
tin cũng như việc trình bày thông tin trên báo cáo
tài chính trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp
4.0 cũng đòi hỏi ngành Kiểm toán Nhà nước phải
đổi mới rất căn bản về quy trình kiểm toán cũng
như việc vận dụng các phương pháp kiểm toán.
Ngoài ra, cần nghiên cứu và vận dụng một cách
hiệu quả, phù hợp các phương pháp kiểm toán, kể
cả phương pháp cơ bản và phương pháp kỹ thuật
trong bối cảnh tác động của cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0. Đặc biệt là các phương pháp thu thập,
đánh giá bằng chứng kiểm toán, các phương pháp
phân tích kỹ thuật trong bối cảnh nghề kế toán
sử dụng chứng từ điện tử, công nghệ blockchain,
điện toán đám mây…
- Cần tổ chức các khóa nâng cao trình độ để
các kiểm toán viên kịp thời nắm bắt và thích nghi
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82,83,84,...123
Powered by FlippingBook