TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
61
Đặc biệt, việc ban hành Thông tư số 200/2014/
TT-BTC về chế độ kế toán DN có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2015 và Luật Kế toán số 88/2015/QH13 có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 với nhiều điểm
mới cho thấy, sự tiến bộ trong việc tiếp cận chuẩn
mực kế toán quốc tế của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, về
cơ bản việc lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC)
theo VAS và IAS/IFRS vẫn tồn tại những khác biệt.
Một số khác biệt giữa VAS và IAS/IFRS
Thứ nhất,
về giá trị hợp lý trong kế toán: Trong
IAS/IFRS, giá trị hợp lý được sử dụng ngày càng
nhiều trong trong định giá và ghi nhận các yếu tố
của BCTC thì ở Việt Nam, khái niệm về giá trị hợp
lý mới bắt đầu được nhắc đến một cách chính thức
trong Luật Kế toán áp dụng 01/01/2017. Điểm tiến
bộ là giá trị hợp lý đã được áp dụng trong đánh giá
lại công cụ tài chính theo yêu cầu của chuẩn mực
kế toán; các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được
đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế; các tài sản
hoặc nợ phải trả khác có giá trị biến động thường
xuyên, theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán. Tuy
nhiên cho đến nay vẫn chưa có chuẩn mực chính
thức nào quy định về giá trị hợp lý, danh mục các
tài sản và nợ phải trả cụ thể được ghi nhận và đánh
giá lại theo giá trị hợp lý, hay phương pháp đánh
giá giá trị hợp lý, cũng như phương pháp kế toán
ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý.
Thứ hai,
Việt Nam chưa có chuẩn mực quy định
về suy giảm giá trị của tài sản cố định (TSCĐ), hiện
tại TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, khấu hao
lũy kế và giá trị còn lại. Giá trị ghi sổ của tài sản
trên BCTC có thể chưa phản ánh được giá trị có
thể thu hồi của tài sản, nhất là trong thời kỳ khủng
hoảng kinh tế, có nhiều nhân tố dẫn đến sự sụt
Á
p dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong
trình bày báo cáo tài chính (IFRS) là chủ
đề “nóng” của kế toán Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay, nhất là khi Việt Nam gia nhập Hiệp
định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP). Chuẩn mực kế toán Việt Nam
(VAS) được xây dựng dựa trên Chuẩn mực kế toán
quốc tế IAS/IFRS do Hội đồng chuẩn mực kế toán
quốc tế (IASB) ban hành từ những năm 2000 đến
2005 theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ
quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình
độ quản lý của doanh nghiệp (DN) Việt Nam tại
thời điểm ban hành chuẩn mực.
CHUẨNMỰC KẾ TOÁNVIỆT NAMVÀ QUỐC TẾ
TRONG LẬPVÀ TRÌNHBÀY BÁO CÁOTÀI CHÍNH
NCS. Trịnh Lê Tân, ThS. Đào Thị Đài Trang
– Đại học Duy Tân *
Bài viết phân tích, so sánh làm rõ sự khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam với
chuẩn mực kế toán quốc tế khi áp dụng vào việc lập và trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Thực tiễn cho thấy, những ưu việt khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế và báo cáo tài chính đối
với doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên, vẫn còn một khoảng cách để báo cáo tài chính tại Việt Nam
có thể hòa hợp và tuân thủ hoàn toàn các chuẩn mực kế toán quốc tế.
Từ khóa: Hệ thống, chuẩn mực kế toán, báo cáo tài chính, quốc tế, Việt Nam
The article makes analysis and comparison
to clarify the differences between Vietnamese
accounting standards and international
accounting standards applied to the preparing
and presenting of financial statements
of enterprises. The practice shows the
advantages of adopting international
accounting standards to financial statements
for Vietnamese enterprises, however, it still
leaves a big gap for Vietnamese financial
reports to fully harmonize and comply with
international accounting standards.
Keywords: System, accounting standards, financial reports,
international, Vietnam
Ngày nhận bài: 9/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 5/3/2018
Ngày duyệt đăng: 10/3/2018
*Email:
,