74
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
mạng này tác động mạnh mẽ và toàn diện đến kinh
tế, xã hội, môi trường trên toàn thế giới và tác động
đến tất cả các ngành, các lĩnh vực với tốc độ công
nghệ đột phá chưa từng có trong lịch sử, trong đó có
cả lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Việt Nam đang hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tất nhiên sẽ
không nằm ngoài cuộc cách mạng mang tính toàn
cầu này.
Về mặt tổng thể, việc tiếp cận thành tựu cách
mạng sản xuất mới sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp
Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu,
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Giai đoạn khởi phát của cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra cấu trúc mới cho
nền kinh tế, đó là dựa trên ứng dụng công nghệ
cao, mạng lưới internet kết nối vạn vật, trí tuệ
nhân tạo, robot thông minh, công nghệ blockchain,
điện toán đám mây... Điều này sẽ ảnh hưởng khá
lớn đến chu trình và phương pháp kế toán, kiểm
toán. Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 còn dựa trên nền tảng công nghệ số, tích hợp
các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình
sản xuất, quy trình kinh doanh, quy trình nghiệp
vụ, phương thức sản xuất, trong đó có quy trình
xử lý, cung cấp thông tin cho bộ phận kế toán và
kiểm toán. Do đó, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
sẽ thay đổi cơ bản phương thức thực hiện các công
việc kế toán và kiểm toán hiện nay bằng việc áp
dụng chứng từ điện tử, bằng các phần mềm tổng
hợp, xử lý dữ liệu, ghi sổ kế toán cũng như cho
phép thực hiện các phương thức kiểm toán trong
môi trường tin học hóa. Kế toán viên sẽ không còn
mất quá nhiều công sức trong việc phân loại chứng
từ, xử lý từng nghiệp vụ kinh tế riêng lẻ, ghi các
loại sổ kế toán mà vấn đề quan trọng hơn là cần
phải quan tâm đến việc trình bày báo cáo tài chính
theo chuẩn mực…
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ
giúp ngành Kế toán, Kiểm toán sử dụng nguồn lực
của mình hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, nhân
lực, tiếp cận gần hơn với hệ thống kiểm toán quốc
tế. Đối với ngành nghề kế toán - kiểm toán, Cách
mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại cho các kiểm toán
viên và cơ quan kiểm toán có điều kiện làm việc
thuận lợi hơn. Chẳng hạn, thông qua việc sử dụng
các trang thiết bị, các chương trình, công nghệ số
hiện đại, kiểm toán viên có thể thu thập các thông
tin mà trước đây họ khó thu thập được; Có thể chiết
xuất dữ liệu từ những kho dữ liệu khổng lồ, phục
vụ cho tất cả các loại quyết định, các cấp lãnh đạo,
tất cả các loại trạm kiểm soát thông tin ra quyết định
và tất cả những người có lợi ích liên quan; Nâng cao
độ tin cậy và hợp lý của việc báo cáo thông qua việc
tự kiểm soát hoặc các hệ thống tự kiểm…
Yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
cũng sẽ thúc đẩy cơ quan quản lý, DN trong lĩnh
vực kế toán, kiểm toán phải đầu tư và ứng dụng
công nghệ mạnh mẽ. Hiện nay, hệ thống công
nghệ thông tin (CNTT) đã được ứng dụng sâu,
rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài
chính, trở thành mạch máu không thể thiếu trong
quản lý điều hành ngân sách nhà nước; Quản lý
thu - chi ngân sách nhà nước; Thanh toán điện
tử và quản lý trái phiếu chính phủ; Triển khai
thuế điện tử, hải quan điện tử, cơ chế một cửa;
Quản lý nợ công, giá, quản lý tài sản công…
Đây là điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên có
thể khai thác nguồn dữ liệu, thông tin một cách
nhanh chóng, hiệu quả.
Trên cơ sở Chiến lược phát triển Kiểm toán
Nhà nước đến năm 2020 được Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội phê duyệt, Kiểm toán Nhà nước đã
xây dựng và ban hành Đề án Tổng thể phát triển
CNTT giai đoạn 2015-2020 với mục tiêu “Tăng
cường ứng dụng CNTT vào các hoạt động của
Kiểm toán Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả, từng bước hiện đại hóa cơ quan Kiểm
toán Nhà nước; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ quốc
tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam”. Trong
đó, về hạ tầng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng
kỹ thuật đảm bảo cho các hoạt động ứng dụng
CNTT của Kiểm toán Nhà nước trong phạm vi
toàn ngành, đảm bảo phương tiện thông tin và
truyền thông phục vụ các hoạt động kiểm toán,
chỉ đạo điều hành và quản lý nội bộ hoạt động
một cách ổn định, an toàn, bảo mật và hiệu quả
trên môi trường mạng; Xây dựng Trung tâm dữ
Cách mạng công nghiệp 4.0
Phân tích dữ
liệu
Bên
cạnh
excel thường
được sử dụng
trước đây, sự
phát triển của
công nghệ sẽ
cung
cấp
nhiều
công
cụ, phần mềm
hiện đại hơn.
Công nghệ
đám mây
Lưu trữ thông
tin một cách
realtime, khối
lượng lớn và
không bị giới
hạn nhiều về
bộ nhớ như
trước đây.
Quy trình tự
động hóa
Đa phần công
việc của kế
toán là những
ghi chép đã
chuẩn hóa, do
vậy công nghệ
tự động hóa có
thể thay thế bộ
phận tài chính -
kế toán nhiều
trong các công
việc này.
Trí thông minh
nhân tạo
Bên cạnh công
tác ghi chép đơn
giản, trí thông
minh nhân tạo có
thể thay thế con
người cả với
những nghiệp vụ
kế toán phức tạp
như định giá, lập
dự phòng, qua
đó, giúp giảm
thiểu rất nhiều
nhân sự.
Công nghệ
Blockchain
Liên kết tất
cả các dữ
liệu của bộ
phận
tài
chính – kế
toán lại với
nhau.
hình 1: Tác động của Cách mạng 4.0
lên bộ phận tài chính – kế toán của doanh nghiệp
Nguồn: Lương Thị Ánh Tuyết, PwC Việt Nam (2017)