TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
89
vì KSNB không chỉ là những chính sách, thủ tục, biểu
mẫu đơn điệu, độc lập… mà phải bao gồm cả yếu tố
con người - hội đồng quản trị (HĐQT), ban giám đốc,
nhân viên của tổ chức. Chính con người định ra mục
tiêu kiểm soát và thiết lập nên cơ chế kiểm soát và vận
hành chúng. Cụ thể, HĐQT và các nhà quản trị cấp
cao chịu trách nhiệm cho việc thiết lập một văn hóa
phù hợp nhằm hỗ trợ cho quy trình KSNB hiệu quả,
giám sát tính hiệu quả của hệ thống này một cách liên
tục. Tất cả các thành viên của tổ chức đều tham gia vào
quy trình này.
- Không thể yêu cầu tuyệt đối thực hiện được các
mục tiêu đối với KSNB mà chỉ có thể yêu cầu cung cấp
một sự đảm bảo hợp lý trong việc thực hiện mục tiêu.
Nguyên nhân là do luôn có khả năng tồn tại những
yếu kém xuất phát từ sai lầm của con người khi vận
hành hệ thống kiểm soát, dẫn đến việc không thực
hiện được mục tiêu. KSNB có thể giúp ngăn chặn và
phát hiện sai phạm nhưng không thể đảm bảo chắc
chắn sẽ không xảy ra sai phạm. Bên cạnh đó, quyết
định của KSNB còn tùy thuộc vào các nguyên tắc cơ
bản: sự đánh đổi lợi ích-chi phí, chi phí kiểm soát
không được vượt quá lợi ích mong đợi từ quá trình
kiểm soát. Vì vậy, KSNB chỉ cung cấp một sự đảm bảo
hợp lý, chứ không đảm bảo tuyệt đối các mục tiêu sẽ
được thực hiện.
Theo quan điểm của COSO (1992, 2013) KSNB bao
gồm 5 bộ phận: Môi trường kiểm soát; đánh giá rủi
ro; hoạt động kiểm soát; thông tin và truyền thông;
giám sát.
- Môi trường kiểm soát:
Tạo ra sắc thái chung trong
đơn vị, nơi mỗi người tiến hành các hoạt động và
thực hiện nghĩa vụ kiểm soát của mình. Chính môi
trường kiểm soát làm nền tảng cho các thành phần
khác của KSNB. Những yếu tố chính của môi trường
Kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động
Theo quan điểm của COSO (1992), kiểm soát nội bộ
(KSNB) là một quá trình bị chi phối bởi ban giám đốc,
nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế
để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được
các mục tiêu: Về sự tin cậy của báo cáo tài chính; Về sự
hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động; Về sự tuân thủ
các luật lệ và quy định. Trong đó:
- KSNB là một quá trình bởi hệ thống KSNB không
chỉ là một thủ tục hay một chính sách được thực hiện
ở một vài thời điểm nhất định mà được vận hành liên
tục ở tất cả mọi cấp độ trong DN.
- KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người
Bànvề kIỂMSOÁT NỘI BỘ
VÀHIỆUQUẢHOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANHNGHIỆP
Nguyễn Thị Kim Anh
- Đại học Kinh tê và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên *
Trong xu thế hội nhập kinh tế ngày nay, cạnh tranh và rủi ro ngày càng gia tăng ảnh hưởng lớn
đến khả năng đạt được các mục tiêu của nhà quản lý. Đối với các nhà quản lý, việc xây dựng và áp
dụng kiểm soát nội bộ có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu về mối quan hệ
giữa kiểm soát nội bộ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tác giả đề xuất một số kiến nghị
nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của kiểm soát nội bộ, giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro,
đạt được các mục tiêu hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Từ khóa: Kiểm soát nội bộ, hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp
In the context of international economic
integration, competition and risk are
dramatically affecting the ability of managers
to achieve their goals. Therefore, for managers,
the development and application of an effective
internal control is an important task. Based on
the study of the relationship between internal
control and business performance, the author
proposes recommendations to improve the
effectiveness of internal controls helping
businesses reduce risks, achieving operational
objectives and improving competitiveness.
Keywords: Internal control, business performance, business
Ngày nhận bài: 9/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 5/3/2018
Ngày duyệt đăng: 9/3/2018
*Email: