TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 87

88
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
‐ Mở rộng địa bàn hoạt động từng bước một từ
quốc gia cho đến quốc tế bằng việc nghiên cứu thị
trường, khảo sát tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm
nhằm xây dựng mạng lưới đại lý của DN;
‐ Bất cứ chính sách marketing nào của DN cũng
phải được để củng cố và xây dựng thương hiệu của
DN lớn mạnh hơn. Để gắn bó được với khách hàng,
sản phẩm của DN phải thỏa mãn hoặc vượt hơn
sự mong đợi (chứ không chỉ là nhu cầu) của khách
hàng trong lĩnh vực logistics.
Thứ năm, tăng cường vai trò, cộng tác chặt chẽ giữa
các hiệp hội ngành nghề liên quan.
Các hiệp hội liên quan tới logistics gồm Hiệp
hội logistics Việt Nam, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam,
Hiệp hội Đại lý - Môi giới hàng hải Việt Nam, Hiệp
hội Cảng biển Việt Nam, Hiệp hội Vận tải ôtô trong
quá trình phát triển logistics hàng hải. Các hiệp hội
ngành nghề này cần phát huy vai trò tạo dựng các
liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các DN trong ngành
nhằm nâng cao chất lượng logistics.
Cần đẩy mạnh việc hợp tác giữa Hiệp hội cảng
biển Việt Nam và Hiệp hội logistics Việt Nam, tăng
cường hợp tác trong việc trao đổi thông tin có liên
quan tới các hoạt động xếp dỡ hàng hóa, các thủ
tục giao nhận hàng hóa của cảng, các loại giá dịch
vụ cảng biển, thời gian tàu đến, rời cảng, việc điều
động phương tiện vận tải giao nhận hàng nhằm
tránh ùn tắc tại cảng, các thông tin về hàng hóa và
giao nhận kho vận, thông tin về các cảng biển và các
công ty giao nhận vận tải...
Đồng thời, cần tăng cường hợp tác trong việc bảo
đảm an ninh hàng hóa và cảng biển; Hợp tác trong
vấn đề đào tạo về dịch vụ logistics. Sự hợp tác có hiệu
quả giữa hai Hiệp hội và đặc biệt là từng hội viên
đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển
logistics trong thời gian tới, góp phần vào việc giúp
các DN Việt Nam tham gia vào hệ thống logistics
toàn cầu.
Tài liệu tham khảo:
1. GS., TS. Đặng Đình Đào, Dịch vụ logistics Việt Nam trong tiến trình hội nhập
quốc tế (2011); Logistics những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam
(2011), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân;
2. GS., TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị logistics (2006), NXB Thống kê;
Logistics – Những vấn đề cơ bản (2010), NXB Lao Động Xã Hội, Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
3. “Báo cáo Logistics”, FPT, 07/2015 của 2 tác giả Lâm Trần Tấn Sĩ và Phan
Nguyễn Trung Hưng;
4. PGS., TS. Nguyễn Như Tiến, 2006, Logistics khả năng ứng dụng và phát triển trong
kinh doanh dịch vụ vận tải và giao nhận Việt Nam, NXBGiao thông vận tải, HàNội;
5. Các trang điện tử:
thongkeitnternet.vn; www.
customs.gov.vn; caphesach.wordpress.com.
mại điện tử vào quá trình hoạt động logistics sẽ tiết
kiệm được các chi phí, thông tin thông suốt đảm bảo
cho quá trình hoạt động thuận lợi, nhanh chóng, đạt
hiệu quả cao.
Thứ ba, đẩy mạnh liên kết và cổ phần hóa.
Để đảm bảo cung ứng một chuỗi logistics trọn vẹn
như các DN nước ngoài, đã đến lúc các DN cung cấp
dịch vụ logisitcs cần hợp tác và chia sẻ nguồn lực
xây dựng chuỗi dịch vụ trọn gói. Điều này giúp họ
có khả năng cạnh tranh tốt hơn và đặc biệt là có thể
đầu tư chiều sâu vào logistics cả về con người và hệ
thống thông tin - hai thế mạnh nổi bật của các nhà
cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài. Xu hướng cổ
phần hóa mạnh mẽ các DN nhà nước đã tạo đà cho
khả năng hợp tác liên kết chiến lược trở nên rất khả
thi. Hoạt động liên kết hợp tác là một quá trình tích
hợp điểm mạnh và loại bỏ điểm yếu. Quá trình ấy
đòi hỏi DN thực hiện việc tái lập đến tận gốc rễ quy
trình kinh doanh cố hữu của mình và hơn hết, họ cần
một đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp đảm bảo việc tích
hợp thành công.
Thứ tư, xây dựng thương hiệu và chiến lược
marketing.
Mỗi DN cũng cần khẳng định vị trí của mình một
cách rõ ràng trong tâm tưởng người mua, người sử
dụng để nhằm thu hút khách hàng trong thời buổi
cạnh tranh. Một thương hiệu tốt, marketing tốt sẽ
tạo thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động cho DN
không chỉ trong nước mà còn với thị trường nước
ngoài. Để xây dựng thương hiệu và chiến lược
marketing, các DN logistics cần tập trung chú trọng
một số vấn đề sau:
‐ Xác định phân khúc thị trường: Mỗi chủng loại
mặt hàng khác nhau thì lại cần phải thiết kế một
chuỗi cung ứng dịch vụ logistics khác nhau, có như
vậy mới tối ưu hóa được quy trình, tiết kiệm chi phí
và thời gian;
‐ Đa dạng hóa dịch vụ cung cấp;
‐ Mở rộng mối quan hệ với các văn phòng đại
diện và tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam để
dễ dàng hơn trong việc quảng bá hình ảnh với các
đối tác nước ngoài;
Tuy số lượng đông nhưng hầu như các DN
logistisc Việt Nam là các DN nhỏ và vừa, hoạt
động kinh doanh dịch vụ manh m n, thiếu kinh
nghiệm và chuyên nghiệp, chỉ cung cấp các dịch
vụ cơ bản, hoặc cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ,
cạnh tranh về giá là chủ yếu, ít giá trị gia tăng
nên thường chỉ đóng vai trò là nhà thầu phụ hay
đại lý cho các công ty nước ngoài.
1...,77,78,79,80,81,82,83,84,85,86 88,89,90,91,92,93,94,95,96,97,...123
Powered by FlippingBook