90
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
kiểm soát gồm tính chính trực và giá trị đạo đức, cam
kết về năng lực, sự tham gia của ban quản trị, triết lý
quản lý và phong cách điều hành, cơ cấu tổ chức, phân
định quyền hạn và trách nhiệm, chính sách và thông
lệ nhân sự.
- Đánh giá rủi ro:
Không lệ thuộc vào quy mô, cấu
trúc, loại hình hay vị trí địa lý. Bất kỳ tổ chức, DN nào
trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng đều phải
đối mặt với rủi ro. Những rủi ro này có thể do bản
thân DN hay từ môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
bên ngoài tác động, do vậy mỗi đơn vị phải ý thức
được và đối phó với rủi ro mà mình gặp phải. Tiền đề
cho việc đánh giá rủi ro là việc đặt ra mục tiêu (bao
gồmmục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng hoạt
động của DN). Đánh giá rủi ro là việc nhận dạng và
phân tích các rủi ro đe dọa đến các mục tiêu của mình.
Trên cơ sở nhận dạng và phân tích các rủi ro, nhà quản
lý sẽ xác định rủi ro nên được xử lý như thế nào.
- Hoạt động kiểm soát:
Là những chính sách và thủ
tục để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được
thực hiện. Hoạt động kiểm soát diễn ra trong toàn đơn
vị ở mọi cấp độ và mọi hoạt động. Hoạt động kiểm
soát gồm những hoạt động như: phê chuẩn, ủy quyền,
xác minh, đối chiếu, đánh giá hiệu quả, bảo vệ tài sản
và phân công nhiệm vụ. Hoạt động kiểm soát diễn ra
chủ yếu trong DN gồm: Soát xét của nhà quản lý (bao
gồm cả cấp cao và cấp trung gian); Phân chia trách
nhiệm theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm; Ủy quyền cho
người có thẩm quyền phê chuẩn các nghiệp vụ một
cách thích hợp; Kiểm soát quá trình xử lý thông tin
gồm kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng; Kiểm
soát vật chất; Phân tích rà soát.
- Thông tin và truyền thông:
Các thông tin cần thiết
phải được nhận dạng, thu thập và trao đổi trong đơn
vị dưới hình thức và thời gian thích hợp sao cho nó
giúp mọi người trong đơn vị thực hiện được nhiệm
vụ của mình. Thông tin và truyền thông tạo ra báo cáo,
chứa đựng các thông tin cần thiết cho việc quản lý và
kiểm soát đơn vị. Sự trao đổi thông tin hữu hiệu đòi
hỏi phải diễn ra theo nhiều hướng: Từ cấp trên xuống
cấp dưới, từ dưới lên trên và giữa các cấp với nhau.
Mỗi cá nhân cần hiểu rõ vai trò của mình trong KSNB
cũng như hoạt động của cá nhân có tác động tới công
việc của người khác như thế nào. Bên cạnh đó, cũng
cần có sự trao đổi giữa đơn vị với các đối tượng bên
ngoài như khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông và các
cơ quan quản lý.
- Giám sát:
Là quá trình đánh giá chất lượng của
KSNB qua thời gian. Khiếm khuyết của KSNB cần
được xem xét báo cáo lên cấp trên và điều chỉnh khi
cần thiết.
Trong môi trường kiểm soát, nhà quản lý đánh giá
rủi ro đe dọa đến việc đạt được các mục tiêu cụ thể.
Hoạt động kiểm soát được tiến hành nhằm đảm bảo
các chỉ thị của nhà quản lý có thể ứng phó với rủi ro
trong thực tế. Thông tin thích hợp cũng cần phải được
thu thập và quá trình trao đổi thông tin diễn ra thông
suốt trong toàn bộ tổ chức.
Theo Farrell (1957), hiệu quả của một công ty
thường có nghĩa là thành công trong việc sản xuất một
đầu ra càng lớn và càng tốt từ một tập hợp các yếu tố
đầu vào nhất định. Từ điển tiếng Việt định nghĩa, hiệu
quả là kết quả thực của việc làm mang lại, theo định
nghĩa này, hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh trình độ
của con người liên quan đến việc sử dụng các yếu tố
để đạt được kết quả theo mục tiêu đã đề ra. Nói cách
khác, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến
số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã được
sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó.
Hoạt động là thuật ngữ mang tính tổng hợp,
chúng có thể là hoạt động kinh doanh, là hoạt động
tài chính hay có thể là hoạt động kiểm soát của đơn
vị. Theo Huil và cộng sự (2008), hiệu quả hoạt động
của DN là thuật ngữ tổng hợp, có thể đo lường thông
qua: Hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh doanh và hiệu
quả tổng hợp. Trong đó, hiệu quả tài chính có thể đo
lường thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận (ROA, ROI,
ROS) hay lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh được đo
lường thông qua các chỉ tiêu như thị phần, năng suất
lao động, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, mức độ thỏa
mãn công việc của người lao động. Whitting và Kurt
(2001) cho rằng, hiệu quả hoạt động có thể xác định
thông qua các chỉ số: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận,
tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu. N. Venkatraman, Vasudevan Ramanujam (1986)
nêu quan điểm hiệu quả hoạt động kinh doanh phản
ánh, việc sử dụng các nguồn lực để thực hiện các
mục tiêu kinh tế của DN, có thể đề cập đến như là
hiệu quả hoạt động tài chính. Akal, Simsek & Nursoy
(2015) cũng chỉ ra rằng, hiệu quả của hoạt động kinh
doanh như đầu ra và là kết quả hoạt động của công
ty sau một thời gian nhất định. Mức độ mà các công
ty đạt được so với mục tiêu quản lý sẽ đánh giá kết
quả này, do đó, hiệu quả có thể được định nghĩa là
việc đánh giá tất cả các nỗ lực trong việc theo đuổi
thực hiện mục tiêu quản lý.
Nghiên cứu về mối quan hệ
giữa kiểm soát nội bộ với hiệu quả hoạt động
Nghiên cứu của Kakucha (2009) đánh giá mức độ
hiệu quả của KSNB và ảnh hưởng của KSNB đến hiệu
quả hoạt động tài chính, sử dụng một mẫu nghiên cứu
là các DN nhỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, KSNB có
ảnh hưởng thuận chiều với hiệu quả hoạt động.