Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 85

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
87
các vùng căn cứ kháng chiến, do các cơ quan ngân tín
của Đảng trực tiếp quản lý, điều hành phân phối sử
dụng cho các nhu cầu kháng chiến cũng như để mua
vũ khí, khí tài và lương thực…
Khó có thể lường hết các mức độ gian khổ và khó
khăn khi vận chuyển tiền đến điểm đến cuối cùng.
Bằng phương thức AM, tiền từ kho ngoại tệ đặc biệt
(được cất giữ nghiêmngặt tại tầng hầmNHNN Trung
ương 49 Lý Thái Tổ - Hà Nội do Vietcombank/B. 29
quản lý) được chuyển cho đơn vị đặc biệt chuyên
phụ trách vấn đề này của Tổng Cục hậu cần Quân
đội là C.100 thuộc Đoàn 559 đóng thùng đặc chủng
đặc biệt, chuyển theo tuyến đường Trường Sơn hoặc
đi theo đường biển bằng những chuyến tàu không
số, cất dấu dưới hầm tầu 2 đáy trên con đường lịch
sử Hồ Chí Minh trên biển. “Sang trọng” hơn nữa, tiền
được chuyển bằng “valy ngoại giao”. Song song cùng
phương thức chuyển tiền AM, một phương thức chi
viện ngoại tệ cho chiến trường miền Nam khác cũng
được ra đời, đó là phương thức FM. Đây là phương
thức sử dụng hình thức chuyển khoản do B. 29 tại Hà
Nội thực hiện theo yêu cầu của N. 2683, để hoàn trả
tại nước ngoài, chủ yếu là tại cơ sở của ta tại Hồng
Kông. Bên nhận chuyển khoản là nhà cung cấp tiền
Z Sài Gòn, người đã giao tiền trước cho đường dây
hoạt động nội thành của Ban tài chính đặc biệt trực
thuộc Trung ương Cục miền Nam (N. 2683). Nhà
cung cấp tiền Z Sài Gòn là những chủ doanh nghiệp
kinh doanh lớn được cách mạng cảm hóa; họ gửi
tiền tại các NHTM ở Sài Gòn. Theo sự thỏa thuận với
phía cách mạng (N. 2683), họ rút tiền mặt từ các ngân
hàng, với lý do để sản xuất kinh doanh, nhưng thực
tế là cung cấp “hối đoái” theo phương thức tiền Z.
Sau đó, số tiền họ giao được trả bằng ngoại tệ ở nước
ngoài. Tiền họ trao cho ta được giao tại những nơi
quy ước “làm ăn” hoặc tại những vùng giáp ranh, ven
đô Sài Gòn – Gia Định, có khi còn xa hơn nữa…Cũng
là cả một kỳ công.
Tổng kết toàn chiến dịch, số tiền được chuyển từ
B. 29 vào chiến trường miền Nam là 477.175.670 USD.
Nhìn lại toàn bộ cuộc vận hành của đồng tiền và khối
lượng tiền đã phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải
phóng miền Nam, thấy rất rõ rằng trong lĩnh vực này,
Vietcombank đã có công lao rất to lớn. Từ B.29 các
dòng tiền đã được vận chuyển vào các “mạch máu”
của chiến trường miền Nam, hình thành nên một
“binh chủng” – binh chủng tiền, không thể thiếu cho
sự nghiệp cách mạng giải phóng miền Nam. Để thực
hiện nhiệm vụ này, không chỉ có tấm lòng và của cải
của các nước bạn - anh em và những nhà hảo tâm mà
còn có cả một bộ máy được tổ chức rất tài tình, tinh vi.
Chiến tranh đã qua đi, ôn lại những giá trị lịch
sử là điều cần thiết và là việc phải làm. Thế hệ
Vietcombank hôm nay càng tự hào hơn về những
ngày đã qua, để tiếp bước cha ông, đóng góp và xây
dựng cho những thành công trong tương lai đưa “con
tàu” Vietcombank vững vàng chinh phục những đỉnh
cao mới.
Vững tiến tương lai
Tiếp nối những “chiến công” trong thời kỳ kháng
chiến giải phóng dân tộc, Vietcombank tiếp tục sứ
mệnh của mình thực hiện những nhiệm vụ được
Đảng, Nhà nước giao phó. Trong bối cảnh đất nước
vừa bước ra khỏi chiến tranh, còn nhiều gian khó do
sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, không
phụ niềm tin của Đảng và Nhà nước, Vietcombank
đã tiếp tục hoàn thành vai trò ngân hàng đối ngoại
duy nhất thay mặt quốc gia trên thị trường tiền tệ, tài
chính quốc tế.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Vietcombank đã bước
đầu trở thành một NHTM đa năng, có hệ thống mạng
lưới trên toàn quốc và có mối quan hệ ngân hàng đại
lý trên khắp thế giới. Quán triệt tinh thần “chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần
phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế” của Đảng đề ra, góp phần vào việc ổn định
tiền tệ, kiềm chế lạm phát, điều hành tỷ giá và tăng
cường dự trữ ngoại tệ quốc gia.
Ngay từ những năm đầu 1990, Vietcombank đã
chính thức tham gia vào thị trường tiền tệ thế giới,
gia nhập tổ chức SWIFT; là thành viên của Hiệp hội
ngân hàng châu Á, của tổ chức thẻ quốc tế và là ngân
hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín
dụng quốc tế (Master Card, Visa…). Bên cạnh đó,
Vietcombank đã tăng cường đầu tư, hiện đại hoá, nâng
cao trình độ công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm dịch
vụ, mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác bằng
việc thành lập các công ty liên doanh, các công ty trực
thuộc... Với lợi thế về nguồn vốn, đặc biệt là vốn ngoại
tệ, Vietcombank đã tham gia tài trợ vốn cho hàng loạt
các dự án thuộc các lĩnh vực then chốt của quốc gia
như điện lực, dầu khí, hàng không, viễn thông...
Bước sang thế kỷ XXI đánh dấu một trong những
bước đột phá của Vietcombank, đó là việc xây dựng
và thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu mà trọng
tâm là nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro, tiếp
tục đổi mới công nghệ, đưa nhiều tiện ích ngân hàng
mới vào phục vụ khách hàng và sẵn sàng cho quá
trình hội nhập. Nhờ sự chủ động, sáng tạo cũng như
tầm nhìn vượt trước, Vietcombank tự hào là ngân
hàng đi đầu khối các ngân hàng thương mại (NHTM)
xử lý dứt điểm nợ xấu, nâng cao hệ số an toàn vốn,
hoàn tất giai đoạn 2 của dự án hiện đại hoá ngân hàng
1...,75,76,77,78,79,80,81,82,83,84 86
Powered by FlippingBook