Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 84

86
Tiếp bước truyền thống
Chiến thắng 30/4 là một trong những mốc son chói
lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta; là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh
hùng cách mạng, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ
của con người Việt Nam. Chiến thắng khẳng định
sức mạnh nội lực bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt
Nam, của sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Đảng ta…
Nhìn về lịch sử, trong sự nghiệp đấu tranh chống
Mỹ, giải phóng miền Nam là một trang sử vàng trong
lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây cũng là sự kiện đáng
ghi nhớ của lịch sử nhân loại thế kỷ XX, bởi chưa có
ở đâu mà một nước hùng mạnh nhất thế giới với vũ
khí, trang thiết bị hiện đại tối tân, tiềm lực tài chính
hùng hậu trong cuộc đối đầu không ngang sức với
một đất nước nhỏ bé, một nền kinh tế nghèo nàn, lạc
hậu lại cam chịu thất bại. Trong trang sử vàng chói
lọi ấy, có công lao đóng góp của không biết bao nhiêu
người, bao nhiêu giới, bao nhiêu ngành, bao nhiêu
“binh chủng”.
Với Vietcombank, tháng Tư cũng là tháng có thêm
ý nghĩa bởi cũng chính là tháng kỷ niệm ngày thành
lập Vietcombank và hơn thế nữa ngày chiến thắng
tháng Tư cũng gợi lại một lịch sử hào hùng mà trong
đó có ghi dấu ấn với những đóng góp quan trọng của
Vietcombank vào công cuộc chi viện cho chiến trường
miền Nam giải phóng đất nước. Suốt giai đoạn “xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước”, chi viện cho chiến
trường miền Nam là điều luôn luôn nằm trong tâm
thức, tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Chính phủ,
mọi cán bộ và đồng bào miền Bắc. Và đòi hỏi này
ngày càng trở nên cấp thiết từ giữa thập kỷ 60, khi
Mỹ thất bại trong “chiến tranh đặc biệt”, buộc phải
chuyển sang “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và
tiến hành mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không
quân ở miền Bắc thì việc đưa viện trợ vật chất vào
miền Nam bằng cả 2 con đường: đường Trường Sơn
và đường trên biển đều khó khăn hơn trước. Lúc này,
đồng chí Phạm Hùng - ủy viên Bộ Chính trị - Phó
Thủ tướng Chính phủ phụ trách vấn đề kinh tài và
chi viện cho miền Nam đã trình lên Bộ Chính trị một
quyết định mang ý nghĩa lịch sử, đó là thành lập riêng
tại miền Bắc một “Quỹ ngoại tệ đặc biệt”, lấy từ các
nguồn viện trợ quốc tế để chi viện trực tiếp cho chiến
miền Nam. Gấp rút triển khai, giữa năm 1965, Ngân
hàng Nhà nước đã thành lập tại Cục Ngoại hối –
Vietcombank, một tổ chức chuyên trách mảng nghiệp
vụ thanh toán đặc biệt với danh nghĩa là Phòng B. 29.
Biên chế của B. 29 trong thời gian 10 năm (1965 – 1975)
là trên 10 người. Trực tiếp điều hành hoạt động của B.
29 là ông Mai Hữu Ích, khi đó là Phó Cục trưởng Cục
ngoại hối kiêm Phó Chủ tịch Vietcombank. Nhân sự
- cán bộ của B. 29 đều là đảng viên, thành lập một tổ
đảng nằm trong chi bộ phòng Kế toán và phòng Ngân
quỹ, thuộc Liên Chi bộ Cục Ngoại hối – Vietcombank,
trực thuộc Đảng ủy cơ quan NHNN Trung ương. Để
tiến hành các hoạt động của mình như một ngân hàng
ngoại hối đặc biệt, B. 29 cũng có các bộ phận nghiệp
vụ chuyên môn về giao dịch, thanh toán, kế toán,
ngân quỹ. Từ quỹ này, tiền mặt các loại (chủ yếu là
USD và tiền ngụy Sài Gòn) qua cả 2 phương thức chi
viện AM và FM và bằng những con đường khác nhau
đã được vận chuyển vào miền Nam, tập trung đưa về
VIETCOMBANK:
TIẾP BƯỚC TRUYỀNTHỐNG, VỮNGTIẾNTƯƠNG LAI
LÊ TIẾN HƯNG
Trong tháng 4 lịch sử, hòa chung vào không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm40 nămgiải phóng
miềnNam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015), Ngân hàng Thươngmại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) kỷ niệm52 nămthành lập. Tập thể lãnh đạo, cán bộ,
nhân viên toàn hệ thống Vietcombank ý thức được rằng, việc làmthiết thực nhất chung vui
vào ngày lễ lớn của toàn dân tộc là hoàn thành xuất sắc các nhiệmvụ được giao…
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
1...,74,75,76,77,78,79,80,81,82,83 85,86
Powered by FlippingBook