Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 75

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
77
thể là việc các khoản vay đối với khu vực tư nhân sẽ
có lãi suất cao hơn so với việc Nhà nước đi vay trong
các mô hình truyền thống trước đây. Bên cạnh đó, chi
phí cho việc tổ chức quá trình đấu thầu và đàm phán
hợp đồng, chi phí trả cho các công ty tư vấn pháp lý
cũng có thể khiến chi phí của việc áp dụng cơ chế PPP
cao hơn. Ngoài ra, khi đặt ra mức phí cho việc sử dụng
một dịch vụ do Nhà nước cung cấp (phí sử dụng một
con đường, một cây cầu…), nhiều trường hợp Nhà
nước “quên” không tính toán tới chi phí hành chính,
khấu hao công trình hoặc đơn giản là có những khoản
trợ cấp bù đắp cho những chi phí đó. Trong khi, việc
áp phí trong cơ chế PPP đòi hỏi phải bao hàm tất cả
các loại chi phí có liên quan (cộng với tính toán về lợi
nhuận của các khoản đầu tư của đối tác tư nhân) dẫn
tới việc người sử dụng dịch vụ sẽ phải trả mức phí cao
hơn so với sử dụng dịch vụ được cung cấp bởi riêng
Nhà nước.
- Làm giảm tính cạnh tranh: Các tiêu chuẩn cao khi
lựa chọn đơn vị/nhà đầu tư tư nhân, chi phí giao dịch
và đấu thầu cao cùng với việc phải ký hợp đồng dài
hạn là những yếu tố cần thiết để tham gia cơ chế PPP
và không phải đơn vị/nhà đầu tư tư nhân nào cũng có
thể đáp ứng được. Từ đó gây ra hai hậu quả: thu hẹp
sự lựa chọn đối tác tư nhân của Nhà nước; sau đó tạo
ra thị trường độc quyền, ít sức ép cạnh tranh.
- Thiếu năng lực: Cơ chế PPP đòi hỏi cả hai bên
Nhà nước và tư nhân đều phải có năng lực đủ mạnh
về PPP, song, trong rất nhiều trường hợp, một hoặc cả
hai bên đều không đủ năng lực.
- Thách thức mang tên “quyền kiểm soát”: Bản
chất của cơ chế PPP chính là việc chia sẻ rủi ro, lợi ích
và quyền quyết định giữa các bên. Đối tác tư nhân với
việc đầu tư về mặt tài chính, công nghệ, nhân lực…
cũng có tiếng nói quan trọng trong việc xác định ai sẽ
là người nắm quyền cung cấp dịch vụ (sau khi dự án
PPP hoàn thành). Mặt khác, quá trình hợp tác sẽ nảy
sinh vấn đề tranh giành quyền kiểm soát.
- Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình thấp:
Một trong những vấn đề quan ngại khi áp dụng hình
thức PPP là tính minh bạch của dự án sẽ không cao
như việc chỉ Nhà nước triển khai dự án do tiếp cận với
thông tin của đối tác tư nhân rất khó khăn, đặc biệt là
những thông tin tài chính, thương mại…
- Thời gian dài hơn: Quá trình đàm phán và đấu
thầu đối với các dự án PPP thường kéo dài và phức
tạp hơn so với các phương thức truyền thống khác.
Mặt khác, do bản chất phức tạp và thời gian dài hạn
của bản hợp đồng giữa Nhà nước và tư nhân, bất kỳ
mâu thuẫn, tranh chấp hoặc một thay đổi nào xảy ra
cũng sẽ cần nhiều thời gian hơn để giải quyết hoặc
đàm phán lại.
Một số giải pháp
Hợp tác PPP trong việc đầu tư nâng cao chất
lượng các dịch vụ công được coi là hướng đi đúng
đắn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy
nhiên, không nên coi đây là một “hạt đậu thần” và
để mô hình này có thể thực sự hoàn thiện và đem
lại lợi ích như mong muốn rất cần có những phương
pháp tiếp cận PPP phù hợp nhằm đạt được những
kết quả tốt hơn.
Thứ nhất,
cần phải thay đổi toàn diện quan niệm về
PPP, phân biệt rõ ràng với hình thức đầu tư công trước
đây. Khó khăn lớn nhất đối với dự án PPP là vấn đề
chia sẻ rủi ro, điều mà dự án đầu tư công trước đây
chưa hề tính đến. Điều quan trọng nhất trong thực
hiện mô hình PPP là phân chia rủi ro hợp lý giữa các
bên tham gia.
Thứ hai,
tạo lập khuôn khổ pháp lý và chính sách
thực thi hợp đồng và giải quyết tranh chấp, luật BOT/
PPP, khung quy định về các khu vực rõ ràng. Để đảm
bảo sự thành công cho mô hình PPP nói chung và mô
hình PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng cần
hội đủ hai yếu tố cơ bản sau: “hợp đồng hiệu quả” để
tăng giá trị vốn đầu tư và “môi trường thuận lợi” để
quản lý PPP, trong đó một trong những nội dung cơ
bản nhất của nhân tố môi trường chính là khung thể
chế, pháp lý đầy đủ và ổn định. Điều này sẽ góp phần
giảm chi phí giao dịch, tăng tính minh bạch cho các
mô hình PPP và khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân
tham gia tích cực hơn.
Thứ ba,
trong hoàn cảnh Việt Nam đang thiếu hụt
nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như hiện
nay, nhà đầu tư tư nhân nên tập trung hơn vào mô
hình hợp tác công tư trong đó nhà đầu tư tư nhân có
tham gia tài trợ dự án như BOT, BOO hơn các mô hình
chỉ đóng góp kinh nghiệm, khả năng điều hành quản
lý như thiết kế - xây dựng hay vận hành - bảo dưỡng.
Thứ tư,
có sự hỗ trợ chính trị từ tầm cao và quản trị
tốt, đảm bảo rằng chính phủ sẽ thực hiện các cam kết
của mình dưới hình thức PPP. Hợp đồng ký kết giữa
chính quyền và nhà đầu tư cần rõ ràng, minh bạch là
điều kiện tiên quyết để chính quyền đảm bảo quyền
lợi của nhà đầu tư và là cơ sở cho chính quyền tận
dụng hiệu quả nhất tính năng động và cạnh tranh của
khu vực tư nhân, góp phần tiết kiệm các chi phí về cơ
sở hạ tầng của toàn xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu Tọa đàm kỹ thuật về PPP do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã
hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức ngày 26/7/2013;
2. Đầu tư dự án theo hình thức hợp tác công tư (PPP), Cổng thông tin điện tử Đà
Nẵng;
3. Kinh nghiệm đầu tư theo hình thức PPP của Anh, Báo Đấu Thầu.
1...,65,66,67,68,69,70,71,72,73,74 76,77,78,79,80,81,82,83,84,85,...86
Powered by FlippingBook