Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 81

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
83
Trước mắt, tập trung xây dựng cơ chế hỗ trợ các
doanh nghiệp đầu tư và mở rộng đại lý tiêu thụ
sản phẩm có sức cạnh tranh; xây dựng các chuỗi
cung ứng và liên kết giá trị giữa Hà Nội với các địa
phương trong vùng về giống, thức ăn, thuốc và chế
biến nông sản sạch, tập trung giải quyết chuỗi cung
ứng thực phẩm an toàn; phát triển công nghiệp
phụ trợ, tập trung chế tạo các linh kiện trong lĩnh
vực công nghệ thông tin đang hoạt động trên các
địa phương trong Vùng. Bên cạnh đó, Hà Nội và
các địa phương cần tiến hành hợp tác một cách
toàn diện trong việc đầu tư xây dựng và đa dạng
hóa các sản phẩm du lịch, các chương trình, tuyến
du lịch đặc trưng riêng của mỗi địa phương, hấp
dẫn, độc đáo, tránh được sự trùng lắp, gầy nhàm
chán cho khách du lịch; Thường xuyên cập nhật,
cung cấp thông tin về các sản phẩm, chương trình
du lịch mới; các ấn phẩm xúc tiến du lịch du lịch
của mỗi địa phương.
Thứ năm,
kiện toàn công tác tổ chức trao đổi, báo
cáo tình hình triển khai hợp tác giữa các địa phương,
trong các lĩnh vực. Các tỉnh, thành phố khẩn trương
thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả các Ban
điều hành hợp tác phát triển của địa phương mình.
Các Ban điều hành của các địa phương tổ chức họp
thường kỳ 6 tháng/lần (có thể chia theo nhóm 3 – 4
tỉnh) để trao đổi thông tin, kịp thời đề xuất các nội
dung và phương thức hợp tác thích hợp.
Để việc hợp tác phát triển kinh tế giữa các tỉnh,
thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
nói riêng và trong cả nước nói chung được thuận
lợi và thực sự phát huy hiệu quả, một mặt, cần
phải có sự tích cực, chủ động phối hợp giữa từng
tỉnh, thành phố; mặt khác, cũng cần có sự quan
tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự tham gia
tích cực của các bộ, ngành trung ương sớm hoàn
thành việc xây dựng, rà soát, bổ sung, điều chỉnh
quy hoạch tổng thể cũng như các quy hoạch đô
thị, quy hoạch mạng lưới kết cấu hạ tầng, quy
hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực và dịch
vụ, quy hoạch phát triển các ngành,... chung cho
toàn Vùng. Trên cơ sở đó xác định sớm những dự
án đầu tư trọng điểm trong vùng, phục vụ nhu
cầu của vùng và cả nước; Ban hành những chính
sách mới về xây dựng đồng bộ các loại thị trường;
về phát huy lợi thế của Vùng kinh tế trọng điểm,
Vùng Thủ đô... đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các vùng
kinh tế trọng điểm và cả nước;
Trước mắt, sớm hoàn thiện cơ cấu, bộ máy và
quy chế triển khai hoạt động Tổ chức điều phối phát
triển các vùng kinh tế trọng điểm (theo Quyết định
số 20/2004/QĐ-TTg ngày 18/02/2004 của Thủ tướng
Chính phủ). Kết hợp chặt chẽ giữa Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ – Vùng Thủ đô và Vùng đồng bằng sông
Hồng để thống nhất chỉ đạo điều hành hiệu...
Đồng thời, xem xét thành lập Ban chỉ đạo phát
triển vùng với các thành viên là đại diện các bộ,
ngành và địa phương liên quan do TP. Hà Nội làm
thường trực, có chức năng kết hợp, hướng dẫn, điều
phối, yểm trợ, giám sát thực hiện quy hoạch và kế
hoạch phát triển vùng dưới sự chỉ đạo của Chính
phủ, quản lý quy hoạch xây dựng vùng, thực hiện
những chương trình, dự án đầu tư cấp vùng, quốc
gia và liên quan giữa các tỉnh – thành phố; hỗ trợ,
tìm kiếm nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn thích
hợp các tỉnh, thành phố, các đô thị trong vùng; xây
dựng chiến lược phát triển các ngành kinh tế chủ
yếu, các chính sách, cơ chế đột phá và thích hợp
nhằm giải quyết lợi ích hài hòa giữa các tỉnh, thành
trong vùng.
Đặc biệt, cần khai thác các quy định trong Luật
Thủ đô áp dụng cho Vùng Thủ đô, cũng như để
hoàn thiện cơ chế hợp tác giữa Hà Nội với các địa
phương. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp
với UBND TP. Hà Nội triển khai thực hiện các
quy định của pháp luật về Thủ đô; quy định cơ
chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trong Vùng Thủ đô để thi hành các
quy định của pháp luật về Thủ đô. Hàng năm,
Thủ tướng Chính phủ làm việc với UBND TP. Hà
Nội, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
trong Vùng Thủ đô và các bộ, ngành có liên quan
để đánh giá kết quả thi hành pháp luật về Thủ đô.
Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chủ trì,
phối hợp với Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội trong
việc xây dựng chiến lược phát triển ngành, quy
hoạch ngành, xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật có nội dung liên quan đến xây dựng, phát
triển và quản lý Thủ đô; chủ động phối hợp với
UBND TP. Hà Nội khi triển khai các chương trình,
dự án đầu tư trên địa bàn Thủ đô để bảo đảm
quản lý thống nhất theo quy hoạch...
Đến nay, Hà Nội đã thiết lập quan hệ với hơn
100 Thủ đô và thành phố của 50 nước và vùng
lãnh thổ. Hà Nội hiện là thành viên chính thức
của nhiều tổ chức quốc tế như: Hiệp hội các
thành phố lớn trên thế giới, Hiệp hội thị trưởng
các nước có sử dụng tiếng Pháp, mạng lưới các
thành phố lớn ở châu Á…
1...,71,72,73,74,75,76,77,78,79,80 82,83,84,85,86
Powered by FlippingBook