Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 79

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
81
Những kết quả quan trọng
Trong chiến lược phát triển, Hà Nội xác định
việc liên kết với các tỉnh, thành có ý nghĩa quyết
định đến hiệu quả, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội
của Thủ đô. Đây cũng là chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước nhằm tận dụng lợi thế của Hà Nội là
trung tâm giao lưu với các tỉnh, thành và các vùng
kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư công; thúc đẩy
và bảo đảm sự phát triển cân đối, bền vững của
đất nước, củng cố vị thế thủ đô của cả nước... Triển
khai chủ trương trên, từ nhiều năm trước, Hà Nội
đã chính thức ký kết hợp tác phát triển với khoảng
30 tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ và lân cận, cũng như trên phạm vi cả nước. Đến
nay, hầu hết các sở, ngành, đơn vị của Hà Nội đã
có kế hoạch hợp tác cụ thể với các tỉnh, thành phố
trong khu vực thông qua nhiều hình thức hợp tác
phong phú, theo chức năng và trách nhiệm quản
lý nhà nước, phù hợp với lĩnh vực và các nội dung
cam kết.
Nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển của
Thủ đô Hà Nội những năm gần đây cho thấy, sự
thay đổi nhanh chóng của vùng đất này. Đặc biệt,
kể từ ngày 1/8/2008, Hà Nội được mở rộng địa
giới hành chính đã tạo ra bước ngoặt lịch sử, đưa
Hà Nội bước vào thời kỳ phát triển mới. Trong
những năm qua, Hà Nội đã dốc sức giải quyết
hàng loạt các vấn đề lớn với một khối lượng công
việc không nhỏ, nhất là thực hiện thành công việc
quy hoạch, hoàn thiện bộ máy quản lý, đáp ứng
nhu cầu mở rộng Thủ đô. Hà Nội đã phát triển cả
bề rộng và chiều sâu. Hà Nội được mở rộng với
toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh
Phúc, một phần của tỉnh Bắc Ninh và một số xã
của tỉnh Hoà Bình. Chỉ trong một thời gian ngắn,
hàng loạt các công trình lớn mang tầm thế kỷ đã
hình thành cùng với những khu đô thị mới mọc
lên nhanh chóng ở phía Tây và Tây Nam Thành
phố. Đó là hệ thống các trục đường giao thông
hiện đại như: Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 3 Hà
Nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Thăng Long -
Nội Bài, các đường vành đai 1, 2, 3 kết nối trục
trung tâm với 5 khu đô thị vệ tinh là: Hoà Lạc, Sơn
Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn. Hệ thống
giao thông với những cây cầu xây mới và hiện đại
như: Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân... nối hai bờ
sông Hồng, đã tạo nên diện mạo thanh tân cho
Thủ đô.
Sau những năm đầu phải tập trung sức đáp ứng
cho nhu cầu phát triển mở rộng thủ đô, mọi mặt kinh
tế xã hội của Hà Nội đang trên đà phát triển. Tổng
sản phẩm quốc nội GDP của thành phố giai đoạn
2008-2014 đạt bình quân 9,2%, trong đó các lĩnh vực
công nghiệp, dịch vụ, nông lâm, thuỷ sản đều tăng
trưởng khá. Năm 2014 GDP của Hà Nội đạt hơn
8,5%, tăng gấp 1,5 lần so với cả nước. Những năm
gần đây, Hà Nội liên tục là đầu tàu phát triển kinh
tế của cả nước, đóng góp hơn 10% GDP, khoảng 9%
kim ngạch xuất khẩu. Hà Nội cũng là địa phương đi
đầu cả nước trong xây dựng nông thôn mới.
Cùng với sự lớn mạnh và phát triển nhanh về
kinh tế, Hà Nội đang đẩy mạnh liên kết, hợp tác hội
BÀNTHÊMVỀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNGHỢP TÁC,
LIÊNKẾTKINHTẾGIỮAHÀNỘIVÀCÁCĐỊAPHƯƠNG
ThS. VÕ THỊ VÂN KHÁNH -
Học viện Tài chính
Hợp tác phát triển kinh tế giữa TP. Hà Nội với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc và cả nước là đòi hỏi khách quan, xuất phát từ yêu cầu đổi mới quy hoạch, quản
lý. Trong những năm qua, Hà Nội là một đơn vị điển hình thực hiện có hiệu quả việc phát
huy lợi thế trung tâm liên kết phát triển kinh tế với các tỉnh và khu vực. Tuy nhiên, trong bối
cảnhmới, cần đặt ra các mục tiêu cao hơn trong liên kết phát triển kinh tế - xã hội...
1...,69,70,71,72,73,74,75,76,77,78 80,81,82,83,84,85,86
Powered by FlippingBook