Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 80

82
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
nhập kinh tế quốc tế. Đến nay, Hà Nội đã thiết lập
quan hệ với hơn 100 Thủ đô và thành phố của 50
nước và vùng lãnh thổ. Hà Nội hiện là thành viên
chính thức của nhiều tổ chức quốc tế như: Hiệp hội
các thành phố lớn trên thế giới, Hiệp hội thị trưởng
các nước có sử dụng tiếng Pháp, mạng lưới các
thành phố lớn ở châu Á…
Tầm nhìn tương lai
Để xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện
đại, trong chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030,
cùng với việc ban hành các chính sách tạo điều
kiện cho phát triển kinh tế, Hà Nội đẩy mạnh tập
trung đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ,
mà trọng tâm là xây dựng hệ thống giao thông hiện
đại. Hà Nội trong quy hoạch được tổ chức phát
triển không gian của Thủ đô theo mô hình chùm
đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm với 5 khu
đô thị và các thị trấn vệ tinh, được kết nối bằng
hệ thống đường vành đai gắn với mạng lưới giao
thông liên kết, liên vùng và quốc gia. Đô thị trung
tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh bằng
các hành lang xanh, chiếm tới 70% diện tích đất tự
nhiên. Mỗi khu đô thị vệ tinh có những hoạt động
riêng, tương đối độc lập, nhưng tạo không gian
kinh tế và hỗ trợ nhau hoàn chỉnh.
Theo dự báo, 10 năm tới, dân số Hà Nội khoảng
gần 8 triệu người, đến năm 2030 khoảng 9,5- 10 triệu
người. Về kinh tế, Hà Nội thực hiện tái cơ cấu để
nâng cao sức cạnh tranh và trở thành động lực phát
triển vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của cả nước
và là một trong những trung tâm kinh tế và dịch
vụ lớn của khu vực. Trong đó, phát triển mạnh các
ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao,
tiềm năng lớn, có sức cạnh tranh; Công nghiệp và
xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh
tranh và thân thiện môi trường; Phát triển nông
thôn và nền nông nghiệp sinh thái theo hướng hiện
đại và hiệu quả…
Hà Nội đặt chỉ tiêu là tăng trưởng bình quân
hàng năm đạt từ 9%- 10% (2011- 2020), tương ứng
thu nhập GDP bình quân đầu người tăng 2,6 đến
2,8 lần so với hiện nay, đạt từ 5.300 USD đến 5.500
USD; tăng trưởng 8% - 9% vào năm 2030 thì thu
nhập người dân tăng 2,3 đến 2,5 lần, đạt từ 11.000
đến 12.000 USD/người/năm; đóng góp từ 18% đến
18,5% vào GDP cả nước; tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%,
80% dân số được tham gia bảo hiểm xã hội, 100%
bảo hiểm y tế, mỗi năm giải quyết khoảng 13 vạn lao
động, trong đó 85% - 90% lao động qua đào tạo. Đời
sống người dân bảo đảm, 100% có nhà ở, điện thoại
và các tiện nghi sinh hoạt cần thiết; 80% sử dụng
internet. Thành phố hình thành chuỗi đô thị trung
tâm và đô thị vệ tinh, tỷ lệ đô thị hóa đạt 65- 70%,
diện tích cây xanh đạt 14 – 15m
2
/người; môi trường
được kiểm soát 100% nước thải (công nghiệp, sinh
hoạt) được xử lý….
Giải pháp tăng cường hợp tác
Để hoàn thành các mục tiêu phát triển trên, một
trong những yêu cầu đặt ra là Hà Nội cần tận dụng
tốt lợi thế là trung tâm để liên kết phát triển với các
tỉnh, thành, vùng kinh tế trong khu vực. Theo đó,
cùng với việc phát triển các quan hệ hợp tác song
phương, các tỉnh, thành phố cần quan tâm tăng
cường hợp tác đa phương và tập trung thực hiện tốt
các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất,
tiếp tục thực hiện tốt các thông báo hợp
tác đã ký kết, trước hết là các dự án đang triển khai
giữa các địa phương với Hà Nội, nhất là các dự án
trọng điểm để tạo sự đồng bộ trong vùng: Đường 5
kéo dài, chỉnh trị sông Hồng, đường cao tốc Quảng
Ninh – Vĩnh Phúc, Hà Nội – Hải Phòng...
Thứ hai,
phối hợp với các ngành Trung ương khi
triển khai các công trình, dự án hợp tác với các tỉnh,
thành phố khác để đảm bảo tính đồng bộ, thống
nhất và hiệu quả (đặc biệt là đối với các công trình
hạ tầng kỹ thuật trong vùng mà trước hết là giao
thông); rà soát các quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế – xã hội và các quy hoạch chuyên ngành; rà
soát lại cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư trong việc
xây dựng và thực hiện quy hoạch Vùng Thủ đô.
Thứ ba,
từng sở, ban, ngành, UBND các quận,
huyện, các cơ quan, đơn vị của các địa phương
theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ
động đề xuất và tích cực thực hiện các chương
trình, dự án hợp tác cụ thể trong lĩnh vực của
mình, nhất là các quận, huyện giáp ranh giữa các
địa phương. Hà Nội chủ động xúc tiến quy hoạch
khu văn phòng đại diện và trưng bầy sản phẩm
cho 63 tỉnh, thành phố của cả nước tại vị trí thuận
lợi trên địa bàn Thủ đô.
Thứ tư,
xây dựng cơ chế tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp tham gia mạnh vào sự hợp
tác và coi đây là cơ sở thiết thực để thực hiện chiến
lược hợp tác phát triển với các địa phương bạn.
Những năm gần đây, Hà Nội liên tục là đầu tàu
phát triển kinh tế của cả nước, đóng góp hơn
10% GDP, khoảng 9% kim ngạch xuất khẩu.
Là địa phương đi đầu cả nước trong xây dựng
nông thôn mới.
1...,70,71,72,73,74,75,76,77,78,79 81,82,83,84,85,86
Powered by FlippingBook