84
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Khái quát chung về báo cáo bền vững
Theo Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI), “báo
cáo bền vững là báo cáo của một công ty hay một tổ
chức nào đó về những tác động kinh tế, môi trường, xã
hội do các hoạt động thường xuyên của công ty hay tổ
chức đó mang lại”. Như vậy, một bản báo cáo bền vững
thể hiện được giá trị và mô hình quản trị của tổ chức;
đồng thời, cũng cho thấy sự liên kết giữa chiến lược
và những cam kết của tổ chức đối với nền kinh tế bền
vững toàn cầu.
Báo cáo bền vững được lập bởi các công ty/tổ chức
thuộc mọi loại hình, quy mô, lĩnh vực, và ở bất cứ quốc
gia nào trên thế giới. Những lợi ích của báo cáo bền
vững mang lại là tăng cường khả năng nhận biết về rủi
ro và các cơ hội của tổ chức; chú trọng sự liên kết giữa
việc thực hiện các nhóm công việc tài chính và phi tài
chính; tác động đến chính sách và chiến lược quản lý,
kế hoạch kinh doanh dài hạn; sắp xếp hợp lý quy trình
nội bộ, giảm chi phí, tăng hiệu quả; giúp so sánh, đánh
giá thực thi phát triển bền vững dưới góc độ luật pháp,
quy phạm, tiêu chuẩn thực hiện và các sáng kiến. Đồng
thời, giúp giảm thiểu hoặc thay đổi hoàn toàn những
tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội và quản lý;
nâng cao uy tín và thương hiệu, sự trung thành của
khách hàng; thúc đẩy các bên liên quan hiểu được giá
trị thực sự của tổ chức.
Nguyên tắc báo cáo bền vững bao gồm nguyên tắc
xác định nội dung và nguyên tắc xác định chất lượng
của báo cáo (xem bảng minh họa)
Xu hướng sử dụng báo cáo bền vững
trên thế giới
Theo Thống kê về báo cáo bền vững của GRI vào
năm 2011, báo cáo bền vững được thực hiện ở các châu
lục theo tỷ lệ như sau: Nhiều nhất ở châu Âu: 47%, sau
đó là châuÁ: 17%, Bắc Mỹ có cùng tỷ lệ với Mỹ Latinh:
14%, châu Phi: 3% và châu Đại dương: 5%. So với năm
2010, tỷ lệ thực hiện báo cáo bền vững tăng nhiều nhất
ở châu Âu và châu Á, đều tăng 3%. Trong số hơn 7.000
tổ chức tham gia đăng ký vào cơ sở dữ liệu công bố
thông tin về bền vững của GRI, có 17.653/22.417 báo
cáo được lập dựa trên khuôn khổ hướng dẫn của GRI.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp (DN) tham gia thực
hiện báo cáo bền vững chứng tỏ báo cáo bền vững đang
trở thành xu hướng tất yếu, một thông lệ cho DN tiêu
chuẩn toàn cầu.
Thực trạng lập báo cáo bền vững tại Việt Nam
Vấnđề phát triển bềnvững tuyđã đượcmột bộphận
các DN ở Việt Nam lồng ghép phần nào vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, song việc thực hiện báo cáo bền
vững vẫn còn là điều khá xa lạ và mới chỉ được những
công ty đa quốc gia hay những DN, tập đoàn có quy
mô hoạt động sản xuất, kinh doanh lớn như Holcim,
Deloitte, Baoviet, Vinamilk… áp dụng và công bố.
Cuộc khảo sát hơn 150 DN tiêu biểu, đại diện cho
các ngành như năng lượng, ngành chuyên sản xuất,
kinh doanh tại Việt Nam về chủ đề “Phát triển bền
vững” do Hội đồng DN vì sự Phát triển Bền vững thực
hiện cho thấy, hiện trạng sử dụng báo cáo bền vững tại
Việt Nam như sau:
- Các DN ở Việt Nam đã có nhận thức về phát triển
bền vững, tuy chưa đầy đủ.
- Phần lớn các DN chưa thực hiện báo cáo bền vững
và cũng chưa có hiểu biết về báo cáo bền vững (56%
trong số các DN được hỏi chưa biết đến báo cáo bền
vững)
BÁOCÁOBỀNVỮNG:
LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄNTẠI VIỆT NAM
ĐỖ THỊ VUI, LÊ THỊ MAI TRANG -
Học viện Hành chính Quốc gia
Trong những năm gần đây, thuật ngữ “báo cáo bền vững” xuất hiện ngày càng nhiều trên
các phương tiện truyền thông và được coi như một công cụ hữu ích giúp đánh giá và quản
lý việc thực hiện các trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cụm từ này hiện
vẫn còn khá xa lạ với số đông doanh nghiệp. Bài viết giới thiệu những nét cơ bản và tình
hình thực hiện báo cáo bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam.