Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 83

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
85
- Phần lớn DN nhận thấy lợi ích của báo cáo bền
vững tuy chưa đầy đủ.
- Các DN mong muốn áp dụng báo cáo bền vững
trong thời gian tới, được đào tạo năng lực thực hiện báo
cáo bền vững nhưng không sẵn sàng trả chi phí cao.
Trong năm 2012 và 2013, hơn 30 DN đã có nội dung
về phát triển bền vững trong Báo cáo thường niên;
trong đó, có những DN lập thành báo cáo riêng đáp
ứng chuẩn mực quốc tế như Baoviet và Vinamilk. Năm
2014, có thêm 5 DN niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán đăng ký lập Báo cáo phát triển bền vững theo
chuẩn quốc tế.
Trong tình hình thực tế không có nhiều DN biết đến
báo cáo bền vững, vẫn có những DN nghiêm túc thực
hiện báo cáo bền vững như một tuyên bố công khai về
trách nhiệm xã hội của DN mình mà Bảo Việt là một
điển hình. Báo cáo bền vững 2013 của Tập đoàn Bảo
Việt vinh dự giành 03 giải thưởng do Hiệp hội Truyền
thông chuyên nghiệp Hoa Kỳ Điều này đã thể hiện
những nỗ lực của tập đoàn trong mục tiêu vươn tới các
tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình hội nhập và là tấm
gương cho các DN khác trong nước học tập.
Một số gợi ý đề xuất
Có thể thấy, thực hiện báo cáo bền vững đang là một
xu thế tất yếu trên thế giới, một thông lệ với những DN
thực sựmuốn gia nhập sân chơi quốc tế. Nó không đơn
thuần chỉ giúp theo dõi và đánh giá việc thực hiện chiến
lược phát triển bền vững của DNmà còn là công cụ cải
thiện hiệu quả kinh doanh, xác định cơ hội và rủi ro; Từ
đó, nâng cao uy tín DN, chứng tỏ trách nhiệm với xã
hội của DN và tạo được lòng tin của đối tác cũng như
khách hàng. Vì vậy, việc đẩy mạnh báo cáo bền vững là
yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt
Nam đang bị nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới
đánh giá là tụt hậu so với các nước trong khu vực liên
quan đến mức độ thực hiện báo cáo bền vững.
Từ thực trạng trên, một số những gợi ý nhằm thúc
đẩy việc thực hiện báo cáo bền vững trong các DN tại
Việt Nam trong thời gian tới:
- Chính phủ cần ban hành các quy định về việc
thực hiện báo cáo bền vững tại các DN ở Việt Nam, tạo
khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động thúc đẩy thực
hiện báo cáo bền vững tại Việt Nam.
- Xây dựng lộ trình thực hiện báo cáo bền vững với
các DN.
- Tuyên truyền, phổ biến đến tận cơ sở để nâng cao
nhận thức của DN về báo cáo bền vững.
- Tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ DN trong giai đoạn đầu
thực hiện báo cáo bền vững.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích, động viên DN
tham gia thực hiện báo cáo bền vững.
Tài liệu thamkhảo:
1.
;
2. Thống kê báo cáo bền vững của GRI năm2011;
3. Cơ sở dữ liệu công bố thông tin bền vững của GRI;
4. Hướng dẫn khuôn khổ báo cáo bền vững của GRI –G4.
NGUYÊN TẮC BÁO CÁO BỀN VỮNG
Nguyên tắc xác định nội dung
Tham vấn các
bên liên quan
Xác định rõ các bên liên quan (được hiểu như các tổ chức/cá nhân dự kiến chịu ảnh hưởng
đáng kể từ hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức mình và những người có khả năng
tác động đến việc triển khai thành công các chiến lược của tổ chức), làm rõ sự đáp ứng
của tổ chức mình trước những mong đợi và lợi ích hợp lý của các bên liên quan.
Bối cảnh phát
triển bền vững
Các thông tin thể hiện hiệu quả hoạt động của tổ chức phải được đặt trong bối cảnh của phát triển
bền vững, cần làm rõ tổ chức đã làm gì hay sẽ làm gì cho quá trình cải thiện hoặc gây tổn hại điều
kiện, phát triển và xu hướng kinh tế, môi trường, xã hội ở cấp địa phương/khu vực/toàn cầu.
Tính trọng yếu
Báo cáo cần bao trùm các lĩnh vực có thể phản ánh được những tác động kinh tế, môi trường, xã hội của
tổ chức hoặc những ảnh hưởng lớn tới sự đánh giá và ra quyết định của các bên liên quan. Tính trọng
yếu được coi là ngưỡng mà ở đó các lĩnh vực trở nên đủ quan trọng và cần thiết phải đưa vào báo cáo.
Tính đầy đủ
Phản ánh quy mô, ranh giới và thời gian của các tác động kinh tế, môi trường, xã hội, cho phép
các bên liên quan có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức trong giai đoạn báo cáo.
Nguyên tắc xác định chất lượng
Cân bằng
Thể hiện công khai và khách quan cả tính tích cực và tiêu cực trong hoạt động
của tổ chức để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động tổng thể.
Khả năng so sánh
Thông tin cần được lựa chọn, biên soạn và trình bày để có thể so sánh những thay đổi trong hoạt động
hiện tại với quá khứ của chính tổ chức và so sánh với hiệu quả hoạt động của những tổ chức khác.
Tính chính xác
Thông tin cần đảm bảo đầy đủ, chính xác, chi tiết để các bên liên quan có thể đánh giá được tổ chức.
Tính kịp thời
Báo cáo theo lịch trình định kỳ để có được thông tin kịp thời ra quyết định đúng đắn.
Tính rõ ràng
Thông tin cần được trình bày dễ hiểu, dễ tiếp cận
Tính đáng tin cậy
Đảm bảo báo cáo có thể được kiểm tra để chứng minh tính xác thực của nội dung.
1...,73,74,75,76,77,78,79,80,81,82 84,85,86
Powered by FlippingBook