TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 74

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
73
kế toán. Sự thay đổi hạch toán áp dụng cơ sở dồn
tích trong đơn vị sự nghiệp đã phần nào cải thiện
chất lượng thông tin, thích hợp cho việc ra quyết
định. Xét ở phạm vi tổng thể khu vực công, kế toán
dồn tích mang lại thông tin tổng quát hơn, từ đó tạo
cơ sở để tăng cường quản lý tài sản, quản lý công nợ
và đánh giá khả năng thanh toán của đơn vị.
Ba là,
đổi mới trong ghi nhận thu - chi ngân sách
tạo ra thặng dư thâm hụt của các hoạt động, từ
đó cung cấp thông tin giúp cho nhà quản lý đưa
ra quyết định phù hợp nhất với tình hình hiện tại.
Theo quy định trước đây, việc đánh giá một đơn vị
công dựa vào thông tin kế toán là rất khó, nhưng với
sự thay đổi này có thể nâng cao hiệu quả hoạt động
kế toán quản trị trong lĩnh vực công tại Việt Nam.
Định hướng hoàn thiện
Hiện nay, kế toán HCSN đã có những bước tiến
phù hợp với thông lệ quốc tế, tuy nhiên cũng nên tiếp
tục đổi mới những vấn đề còn chưa tương đồng cần
chỉnh sửa để có thể sát với CMKT công quốc tế, cụ thể:
Thứ nhất,
đã có những thay đổi trong hạch toán
tài sản như chi phí khấu hao tài sản là tính vào chi
phí trong kỳ, ghi nhận tài sản đảm bảo nguyên tắc
phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Tuy nhiên, để
có thể tiến sát với CMKT công quốc tế, cần nghiên
cứu và xây dựng cách tiếp cận nhận thức về kế toán
công để đưa ra các khái niệm cơ bản, nguyên tắc kế
toán áp dụng có cơ sở. Chẳng hạn đối với TSCĐ, cần
ban hành quy định về phạm vi, khái niệm và tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ cho phù hợp với quốc tế như
kế toán HCSN chỉ mới quy định tiêu chuẩn TSCĐ
hữu hình, vô hình, hướng dẫn hạch toán tăng, giảm,
hao mòn, sửa chữa tài sản nhưng chưa có quy định
hướng dẫn liên quan đến ghi nhận thiết bị quân sự,
tài sản là di sản, bất động sản đầu tư…
Thứ hai,
dựa trên sự đổi mới của thông tư, việc
lập BCTC hợp nhất trong đơn vị sự nghiệp là bước
tiếp theo có thể thực hiện, tạo tiền đề để triển khai
BCTC Nhà nước của Chính phủ, nhằm nâng cao
chất lượng, thông tin BCTC khu vực công. Trong
xu thế hội nhập, các quốc gia lập BCTC hợp nhất
theo khuôn mẫu thống nhất của CMKT công quốc
tế phản ánh tình tình tài chính, kết quả hoạt động,
thặng dư thâm hụt cho từng năm để có thể so sánh
trên phạm vi toàn cầu theo một tiêu chí chung nhất,
tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh tế đầu
tư đa quốc gia. Vì vậy, cần có quy chế quản lý tập
trung thu chi, hạch toán kế toán ngoài NSNN, riêng
các quỹ sử dụng NSNN cần sớm ban hành chế độ
kế toán thống nhất, phương pháp và nguyên tắc kế
toán xây dựng chung cho toàn bộ khu vực công.
Thứ ba,
cần có CMKT để đưa ra các nguyên tắc cơ bản,
các khái niệm áp dụng cho kế toán một cách thống nhất,
việcbanhànhCMKTcôngViệtNamtheoquốc tế cầnsớm
được thực hiện, vì đây là xu hướng tất yếu trong kế toán
quốc tế. Tuy nhiên, việc xây dựng chuẩnmực theo quốc tế
ngoài việc xemxét đến sựkhác biệt trongquản lý tài chính
công và hệ thống kế toán công để xây dựng cho phù hợp,
còn phải tính đến điều kiện về nguồn nhân lực, điều kiện
về kinh tế để triển khai xây dựng và ban hành. Để có thể
thực hiện thành công, ViệtNamnên làmtuần tự các bước:
Nghiên cứu thực trạng và sửa đổi bổ sung cơ chế hoạt
động tài chính công cho phùhợpvới CMKT công quốc tế;
cần có nguồn lực đủ trình độ, chuyên môn cao để có thể
biên dịch tài liệu và nghiên cứu chuẩn mực; nghiên cứu
xây dựng CMKT công cho Việt Nam phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh đất nước; triển khai áp dụng chuẩn mực
trong lĩnh vực công. Hiện nay, có rất nhiều quốc gia trên
thế giới kể cả những nước phát triển và những nước đang
phát triển triển khai và áp dụng CMKT công quốc tế đạt
kết quả hữu ích, Việt Nam có thể thamkhảo kinh nghiệm
của các quốc gia trên thế giới để thực hiện.
Bên cạnh đó, với những đổi mới trong quy định
của chế độ kế toán HCSN gần sát với CMKT công
quốc tế, để chuẩn bị cho lộ trình ban hành CMKT
công Việt Nam, có thể nghiên cứu và sớm ban hành
trước các chuẩn mực có thể thực hiện: Chuẩn mực
số 1 - Chuẩn mực BCTC; Chuẩn mực số 2 - Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ; Chuẩn mực số 3 - Thặng dư hay
thâm hụt thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và những
thay đổi trong chính sách kế toán; Chuẩn mực số 12
- Hàng tồn kho; Chuẩn mực số 17 - Bất động sản,
nhà xưởng và thiết bị.
Việc xây dựng CMKT công Việt Nam là công việc
rất cần thiết để thực hiện, đòi hỏi phải có thời gian và
lộ trình để hoàn thiện cho phù hợp với nền kinh tế
của quốc gia. Thông tư số 107/2017/TT-BTC có hiệu
lực từ ngày 1/1/2018 cho thấy, việc xây dựng hệ thống
kế toán công Việt Nam trên cơ sở CMKT công quốc tế
đang trong giai đoạn triển khai thực hiện.
Tài liệu tham khảo:
1. BộTàichính(2017),Thôngtư107/2017/TT-BTChướngdẫnChếđộkếtoánHCSN;
2. Bộ Tài chính (2007), Tài liệu hội thảo định hướng và lộ trình áp dung chuẩn
mực kế toán công quốc tế vào Việt Nam, Hà Nội, lưu hành nội bộ;
3. Đặng Thái Hùng, “Chuẩn mực kế toán công tại Việt Nam, sự cần thiết và định
hướng ban hành”, Tạp chí Kế toán số 79 (16), 2009;
4. HọcviệnTàichính(2011),Giáotrìnhchuẩnmựckếtoáncôngquốctế,NXBTàichính;
5. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015;
6. TS.NgôThanhHoàng“VậndụngkếtoáncôngquốctếvàoViệtNamtronggiaiđoạn
hiệnnay”,TạpchíNghiêncứuTàichínhkếtoánsố02(127)2014,HọcviệnTàichính;
7. TS. Ngô ThanhHoàng “Hệ thống kế toán công Việt Nam- Thực trạng và kiến nghị,
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán số 12 (137)-2014, Học viện Tài chính.
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82,83,84,...109
Powered by FlippingBook