64
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
5/2017, y ban Chứng khoán Nhà nước có công văn
gửi 9 công ty niêm yết và 5 công ty chứng khoán về
việc BCTC của các công ty này được Công ty TNHH
Kiểm toán và Định giá Thăng Long - T.D.K kiểm
toán là không hợp lệ. Cơ quan quản lý cũng yêu
cầu BCTC năm của các DN niêm yết, công ty chứng
khoán phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm
toán được chấp thuận.
Đáng lo ngại là không ít thời điểm, thị trường
chứng khoán chứng kiến nhiều DN bất ngờ báo lỗ
lớn, bị hủy niêm yết, thậm chí lãnh đạo DN bị vướng
vòng lao lý, mặc dù trước đó BCTC có kiểm toán
với những kết quả kinh doanh rất tốt. Điều này cho
thấy, KTV nếu “bắt tay” với DN để gian lận trong
BCTC sẽ là rủi ro lớn đối với các cổ đông, nhà đầu
tư, đe dọa sự ổn định của thị trường chứng khoán
(Nguyễn Hữu, 2017).
Các quy định xử phạt
Để tăng tính răn đe đối với các hành vi vi phạm
trong kiểm toán BCTC của các đơn vị có lợi ích công
chúng, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2018/
NĐ-CP ngày 12/3/2018, cụ thể:
- Đối với nghĩa vụ thông báo, báo cáo của DN kiểm
toán được chấp thuận:
Phạt cảnh cáo đối với DN kiểm
toán được chấp thuận thực hiện báo cáo cho cơ quan
có thẩm quyền chấp thuận khi thay đổi tên gọi, trụ
sở, lĩnh vực hành nghề, danh sách KTV hành nghề
và các thay đổi dẫn đến việc không còn đủ điều kiện
được chấp thuận kiểm toán chậm dưới 15 ngày so
với thời hạn quy định. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến
10 triệu đồng đối với DN kiểm toán được chấp thuận
báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền chấp thuận khi
thay đổi tên gọi, trụ sở, lĩnh vực hành nghề, danh
sách KTV hành nghề và các thay đổi dẫn đến việc
không còn đủ điều kiện được chấp thuận kiểm toán
chậm từ 15 ngày trở lên so với thời hạn quy định.
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với
DN kiểm toán được chấp thuận không báo cáo cho
cơ quan có thẩm quyền chấp thuận khi thay đổi
tên gọi, trụ sở, lĩnh vực hành nghề, danh sách KTV
hành nghề và các thay đổi dẫn đến việc không còn
đủ điều kiện được chấp thuận kiểm toán.
- Đối với việc thực hiện dịch vụ kiểm toán hoặc soát
xét cho đơn vị có lợi ích công chúng:
Tại Nghị định số
84/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016, Chính phủ cũng đã
ban hành các tiêu chuẩn, điều kiện đối với KTV hành
nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán
cho đơn vị có lợi ích công chúng, đồng thời đưa ra
các trường hợp tổ chức kiểm toán, KTV hành nghề
không được xem xét, chấp thuận. Đối với hành vi vi
phạm quy định về thực hiện dịch vụ kiểm toán hoặc
soát xét cho đơn vị có lợi ích công chúng, Nghị định
số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 cũng đã nêu rõ các
mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm, cụ thể:
+ Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng
đối với KTV hành nghề thực hiện kiểm toán, kỳ báo
cáo kiểm toán hoặc báo cáo kết quả công tác soát xét
cho đơn vị có lợi ích công chúng khi chưa được chấp
thuận của Bộ Tài chính hoặc khi bị đình chỉ hoặc
hủy bỏ tư cách được chấp thuận.
+ Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối
với một trong các hành vi sau: DN kiểm toán thực
hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng khi
thuộc một trong các trường hợp không được kiểm
toán cho đơn vị có lợi ích công chúng; Đơn vị có lợi
ích công chúng lựa chọn DN kiểm toán cung cấp
dịch vụ kiểm toán hoặc dịch vụ soát xét khi DN
kiểm toán chưa được chấp thuận của Bộ Tài chính;
Đơn vị có lợi ích công chúng lựa chọn DN kiểm toán
cung cấp dịch vụ kiểm toán hoặc dịch vụ soát xét
hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán, soát xét
đã ký với DN kiểm toán trong trường hợp DN kiểm
toán đó bị đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách được chấp
thuận kiểm toán.
+ Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với
DNkiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán hoặc dịch vụ
soát xét cho đơn vị có lợi ích công chúng khi chưa được
chấp thuận của Bộ Tài chính hoặc khi bị đình chỉ hoặc
hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán.
- Đối với việc công khai thông tin báo cáo minh bạch:
Theo quy định tại Thông tư số 183/2013/TT-BTC
ngày 04/12/2013, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày
kết thúc năm tài chính, tổ chức kiểm toán được chấp
thuận phải công khai trên trang, cổng thông tin điện
tử của mình báo cáo minh bạch hàng năm trong thời
gian tối thiểu 12 tháng. Báo cáo minh bạch phải được
cập nhật thường xuyên các thông tin trong vòng 30
ngày kể từ khi có thay đổi. Bên cạnh đó, Nghị định
số 41/2018/NĐ-CP cũng nêu rõ các mức xử phạt liên
quan đến báo cáo minh bạch, cụ thể:
+ Phạt cảnh cáo đối với DN kiểm toán thực hiện
một trong các hành vi sau: Bản báo cáo minh bạch
khi công bố không có chữ ký của người đại diện
theo pháp luật của DN kiểm toán hoặc người được
ủy quyền; Thực hiện công bố thông tin trong báo
cáo minh bạch hoặc cập nhật các thông tin thay đổi
chậm dưới 15 ngày so với thời hạn quy định.
+ Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối
với DN kiểm toán thực hiện hành vi vi phạm công
bố và cập nhật đầy đủ thông tin trong báo cáo minh
bạch trên trang thông tin điện tử chậm từ 15 ngày
trở lên so với thời hạn quy định.
+ Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng