72
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
sang; Thuyết minh BCTC và 4 phụ biểu khác.
Chuẩn mực kế toán (CMKT) công quốc tế quy
định lập một báo cáo thu – chi tiền mặt đối với kế
toán trên cơ sở tiền mặt, còn đối với kế toán theo cơ
sở dồn tích lập 5 báo cáo bao gồm: Báo cáo tình hình
tài chính của đơn vị; Báo cáo kết quả hoạt động; Báo
cáo về sự thay đổi tài sản thuần/Vốn chủ sở hữu;
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Giải trình BCTC.
Thứ hai,
về áp dụng cơ sở kế toán: Điểm thay đổi căn
bản trong chế độ kế toán mới là áp dụng cơ sở kế toán
dồn tích với các tài khoản trong bảng (ghi nhận doanh
thu khi đạt được và chi phí khi phát sinh, không quan
tâm đến việc thu tiền hay chưa). Trước đây, đơn vị sự
nghiệp áp dụng 2 cơ sở kế toán, cơ sở kế toán tiền mặt
áp dụng cho các đơn vị có nguồn kinh phí hoạt động
do ngân sách cấp để thực hiện các nghiệp vụ tiếp nhận
và sử dụng kinh phí nhà nước cấp và cở sở kế toán dồn
tích có điều chỉnh (hạch toán đầy đủ nợ phải thu, nợ
phải trả, tính hao mòn của tài sản cố định nhưng tính
vào chi phí hoạt động trong kỳ). Trong khi đó, CMKT
công quốc tế phân định rõ 2 cơ sở kế toán (kế toán trên
cở sở tiền mặt và kế toán trên cơ sở dồn tích).
Thứ ba,
về ghi nhận các khoản mục:
- Ghi nhận nguồn vốn:
Chế độ kế toán HCSN cũ
quy định số thu được ghi thẳng tăng nguồn vốn.
Tuy nhiên, quy định mới tương đồng với CMKT
công quốc tế là phải bù trừ giữa thu và chi, số chênh
lệch mới được ghi tăng nguồn vốn.
- Thặng dư, thâm hụt:
Đổi mới trong quy định ghi
nhận thu – chi ngân sách của chế độ kế toán HCSN
Việt Nam, có tính thặng dư thâm hụt của các hoạt
động hành chính, sự nghiệp; hoạt động sản xuất
kinh doanh dịch vụ; hoạt động tài chính và hoạt
động khác, gần sát với CMKT công quốc tế (IPSAS
3) tính thặng dư thâm hụt trong hoạt động thông
thường, hoạt động bất thường.
- Hàng tồn kho:
Thông tư số 107/2017/TT-BTC quy
định như CMKT công quốc tế (IPSAS 12) là giá trị
hàng tồn kho chỉ được ghi nhận vào chi phí trong kỳ
cho phù hợp với doanh thu được ghi nhận. Khác với
chế độ kế toán cũ, giá trị nguyên vật liệu, công cụ,
dụng cụ đã mua chưa sử dụng hết cũng được tính
hết vào chi phí trong kỳ và được quyết toán tại thời
điểm cuối năm tài chính.
- Về xây dựng cơ bản dở dang:
Thông tư số
107/2017/TT-BTC cũng quy định như CMKT công
quốc tế (IPSAS 11) chi phí được công nhận là chi phí
trong kỳ cho phù hợp với khối lượng công việc hoàn
thành. So với quy định trước đây, cuối năm giá trị
xây dựng cơ bản dở dang được tính vào chi phí và
quyết toán ngay trong kỳ.
- Về tài sản cố định (TSCĐ):
Quy định mới của kế
toán HCSN hạch toán khấu hao TSCĐ hàng năm
tính vào chi phí trong kỳ giống với quy định CMKT
công quốc tế (IPSAS 17). Khác với quy định cũ, khi
mua sắm TSCĐ ghi nhận toàn bộ giá trị tài sản vào
chi phí trong kỳ, hạch toán hao mòn TSCĐ hàng
năm ghi giảm nguồn hình thành TSCĐ.
Về xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái:
Kế toán HCSN
và CMKT công quốc tế (IPSAS 19) đều xử lý chênh
lệch tỷ giá được ghi nhận là khoản thu hoặc chi phí
trong kỳ phát sinh. Đối với quy định cũ của kế toán
HCSN là ghi tăng chi hoặc giảm chi trong kỳ.
Một số đánh giá về sự thay đổi
Xu thế hội nhập, đòi hỏi các quốc gia phải hội
nhập kinh tế quốc tế và kế toán cũng không ngoại lệ
là phải tiếp cận với CMKT quốc tế. Sự đổi mới của
chế độ kế toán HCSN tại Việt Nam đã tạo tiền đề
cho sự tiếp cận với quy định kế toán quốc tế.
Một là,
xác lập hai phân hệ BCTC theo mục tiêu
sử dụng thông tin và điều quan trọng là các đơn vị
sự nghiệp sẽ phải lập báo cáo tình hình tài chính tạo
bước đầu để tiến tới hợp nhất BCTC của các bộ, ban,
ngành và của kế toán nhà nước. Cụ thể, đã có báo
cáo tình hình tài chính thể hiện tài sản (chia thành
tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn), nợ phải trả và tài
sản thuần (vốn chủ sở hữu); báo cáo kết quả hoạt
động thể hiện doanh thu - chi phí của các đơn vị sự
nghiệp có thu và đã thể hiện được khoản mục thặng
dự hoặc thâm hụt từ các hoạt động của đơn vị; báo
cáo lưu chuyển tiền tệ báo cáo luồng tiền trong kỳ
được phân loại theo các luồng tiền chính (hoạt động
thông thường đúng mục đích của đơn vị công), hoạt
động đầu tư và hoạt động tài chính. Việc lập BCTC
hợp nhất ở các đơn vị HCSN, chính quyền các cấp
và Chính phủ sẽ sớm được thực hiện khi ban hành
quy định, hướng dẫn và phương pháp lập và trình
bày BCTC hợp nhất trong lĩnh vực công, góp phần
làm cho kế toán công ngày càng trở thành công cụ
hữu hiệu trong quản lý tài sản, ngân sách quốc gia.
Hai là,
việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích có
điều chỉnh như quy định cũ gây trở ngại cho tổ chức
hạch toán kế toán, cung cấp thông tin; mặt khác làm
khó cho xây dựng chế độ, chính sách và khó cho
việc áp dụng công nghệ thông tin trong hạch toán
Xu thế hội nhập, đòi hỏi các quốc gia phải hội
nhập kinh tế quốc tế và kế toán cũng không
ngoại lệ là phải tiếp cận với chuẩn mực kế toán
quốc tế. Sự đổi mới của chế độ kế toán hành
chính sự nghiệp tại Việt Namđã tạo tiền đề cho
sự tiếp cận với quy định kế toán quốc tế.