TCTC (2018) so 4 ky 1 đầy đủ - page 66

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2018
65
đối với DN kiểm toán thực hiện một trong các hành
vi sau: Không lập trang thông tin điện tử theo quy
định; Không công bố và không cập nhật đầy đủ
thông tin trong báo cáo minh bạch trên trang thông
tin điện tử; Công bố sai lệch thông tin trong báo cáo
minh bạch.
- Hồ sơ đăng ký tham gia kiểm toán cho đơn vị lợi
ích công chúng:
Theo Nghị định số 41/2018/NĐ-CP,
việc vi phạm về Hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán
cho đơn vị có lợi ích công chúng, sẽ bị phạt tiền từ
5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi xác
nhận các tài liệu không đúng thực tế, tài liệu giả
mạo, khai man trong hồ sơ để đủ điều kiện được
chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công
chúng. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng
đối với hành vi kê khai không đúng thực tế trong hồ
sơ để đủ điều kiện được chấp thuận kiểm toán cho
đơn vị có lợi ích công chúng. Phạt tiền từ 20 triệu
đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi giả mạo,
khai man hồ sơ để đủ điều kiện được chấp thuận
kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng. Cùng
với đó, phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do
thực hiện hành vi vi phạm.
- Trách nhiệm của đơn vị có lợi ích công chúng:
Theo
Luật Kế toán độc lập, đơn vị có lợi ích công chúng
có trách nhiệm: (i) Xây dựng và vận hành hệ thống
kiểm soát nội bộ phù hợp và có hiệu quả và (ii) Tổ
chức kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật
để bảo vệ an toàn tài sản; Đánh giá chất lượng và
độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính, việc chấp
hành pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và
quy định của đơn vị.
Theo Nghị định số 41/2018/NĐ-CP, sẽ phạt tiền
từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với đơn vị có
lợi ích công chúng thực hiện một trong các hành vi
sau: Không xây dựng và vận hành hệ thống kiểm
soát nội bộ; Không tổ chức kiểm toán nội bộ theo quy
định của pháp luật; Lựa chọn DN kiểm toán được
chấp thuận khác đưa ra ý kiến về BCTC khi BCTC
đó đã được một DN kiểm toán được chấp thuận
thực hiện kiểm toán, trừ trường hợp được phép theo
quy định của pháp luật; Không báo cáo với cơ quan
có thẩm quyền chấp thuận DN kiểm toán thực hiện
kiểm toán cho đơn vị mình lý do thay đổi DN kiểm
toán được chấp thuận so với năm trước liền kề và
lý do thay đổi DN kiểm toán được chấp thuận đang
thực hiện kiểm toán (nếu có); Không thông báo với
cơ quan có thẩm quyền chấp thuận DN kiểm toán
thực hiện kiểm toán cho đơn vị mình khi phát hiện
KTV hành nghề và DN kiểm toán được chấp thuận
vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập...
- Đối với hành vi vi phạm quy định về tính độc lập:
Liên quan đến quy định về tính độc lập, theo Luật
Kiểm toán độc lập, DN kiểm toán, chi nhánh DN
kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được bố
trí KTV hành nghề thực hiện kiểm toán cho một
đơn vị có lợi ích công chúng trong năm năm tài
chính liên tục. KTV hành nghề đã thực hiện kiểm
toán cho đơn vị có lợi ích công chúng chỉ được
giữ vị trí quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm
soát, kế toán trưởng của đơn vị có lợi ích công
chúng đó sau 12 tháng, kể từ ngày kết thúc cuộc
kiểm toán. Theo Nghị định số 41/2018/NĐ-CP, với
việc vi phạm quy định về tính độc lập, từ ngày
1/5/2018, sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10
triệu đồng đối với hành vi đã thực hiện kiểm toán
đơn vị có lợi ích công chúng nay giữ chức vụ quản
lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán
trưởng của đơn vị có lợi ích công chúng đó mà
thời gian kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm toán đến
ngày giữ các chức vụ này dưới mười hai tháng.
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối
với hành vi thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi
ích công chúng quá 4 năm tài chính liên tục. Đồng
thời, phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng
đối với một trong các hành vi sau: Đơn vị có lợi
ích công chúng chấp thuận KTV hành nghề thực
hiện kiểm toán BCTC quá 4 năm tài chính liên tục;
DN kiểm toán bố trí KTV hành nghề thực hiện
kiểm toán BCTC cho một đơn vị có lợi ích công
chúng quá 4 năm tài chính liên tục.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2011), Luật Kiểm toán độc lập (Luật số 67/2011/QH12);
2. Chính phủ (2018), Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập;
3. Chính phủ (2016), Nghị định số 84/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 về tiêu
chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được
chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng;
4. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 183/2013/TT-BTC ngày 04/12/2013 về
kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng;
5. Nguyễn Hữu (2017), Vi phạm kiểm toán: Phạt cả kiểm toán lẫn công ty niêm
yết, Báo Đầu tư Chứng khoán.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng
kiến nhiều DN bất ngờ báo lỗ lớn, bị hủy niêm
yết, thậm chí lãnh đạo DN bị dính vào vòng lao
lý mặc dù trước đó báo cáo tài chính có kiểm
toán với những kết quả kinh doanh rất tốt. Bất
kỳ một sai phạm nào của công ty kiểm toán,
của kiểm toán viên có thể ảnh hưởng lớn đến
các đơn vị có lợi ích công chúng, đến nhà đầu
tư và thị trường chứng khoán.
1...,56,57,58,59,60,61,62,63,64,65 67,68,69,70,71,72,73,74,75,76,...109
Powered by FlippingBook