TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
29
Ai Cập
Ezeldin et al. (2013) nghiên cứu PPP tại Ai Cập
cho rằng, hai yếu tố thành công chính cho các dự án
PPP là phân bổ rủi ro hợp lý và có hợp đồng hợp tác
phù hợp để các rủi ro được bao quát đầy đủ và được
giao cho bên có khả năng quản lý chúng tốt nhất.
Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhóm rủi ro
chủ yếu tác động đến các dự án PPP của Ai Cập là
rủi ro tài chính và kinh tế vĩ mô, thương mại, pháp
lý, chính trị, quản lý, chính phủ, kỹ thuật, sản xuất và
các rủi ro không lường trước được. Một hệ thống hỗ
trợ quyết định rủi ro đối với các rủi ro trọng yếu nhất
được phát triển để xác định mức độ rủi ro tổng thể và
tỷ lệ dự phòng tổng thể cần được giao cho dự án PPP.
Trung Quốc
Theo nghiên cứu của Qiao và các cộng sự (2001) về
các dự án PPP được thực hiện tại Trung Quốc trong
thời gian qua, các yếu tố tạo nên tính thành công cho các
dự án gồm: Dự án phù hợp; kinh tế – chính trị ổn định;
mức thuế phù hợp; phân bổ rủi ro hợp lý; lựa chọn các
nhà thầu phụ phù hợp; kiểm soát và quản lý các dự án
một cách chặt chẽ; chuyển nhượng công nghệ mới.
Tuy nhiên, cơ cấu tài trợ của nhiều dự án đường bộ
theo hình thức PPP ở Trung Quốc là dựa trên các khoản
vay và trái phiếu quốc tế. Điều này tạo ra rủi ro tỷ giá
cho Chính phủ. Mức phí thu cao so với thu nhập bình
quân đầu người. Ngoài ra, nghiên cứu của Yelin Xu và
các cộng sự (2010) sử dụng mô hình phân bổ rủi ro mờ
(FRAM) để xác định mức phân bổ rủi ro giữa Chính
phủ và tư nhân cho thấy, sự can thiệp của Chính phủ
và tham nhũng là trở ngại lớn nhất cho sự thành công
của mô hình PPP ở Trung Quốc. Nguyên nhân là do các
quy định pháp luật chưa đầy đủ, hệ thống giámsát yếu,
chưa công khai trong quá trình ra quyết định.
Ấn Độ
Tại Ấn Độ, khoảng 75% các dự án cơ sở hạ tầng
đã không thành công do việc xây dựng kém hiệu quả.
Điều này khiến các công ty liên quan đến xây dựng
và lập kế hoạch dự án phải tạo ra hoặc sắp xếp lại
khuôn khổ cho quá trình quản lý rủi ro có hệ thống.
Các dự án cơ sở hạ tầng gặp nhiều vấn đề phức tạp về
hiệu suất như: Thu hồi đất, quá thời gian, thiếu đảm
bảo chất lượng và kiểm soát, chấm dứt thỏa thuận, chi
phí hoạt động cao, nguy cơ thay đổi thiết kế, tay nghề
kém chất lượng trong quá trình xây dựng, thiếu kinh
nghiệm trong quản lý các dự án PPP. Chính phủ Ấn
Độ đã thể chế hóa các hình thức hỗ trợ như: Hỗ trợ
ngân sách lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự
án PPP (PDF); cho vay dài hạn từ nguồn ngân sách
nhà nước, tài trợ VGF (khoản trợ cấp tài chính trực
tiếp dành cho chi phí xây dựng ban đầu), giúp DN
giảm gánh nặng tài chính và tăng tính khả thi về tài
chính của dự án PPP; Bảo lãnh doanh thu tối thiểu,
bảo lãnh chính trị, lỗ chênh lệch tỷ giá… để góp phần
giảm thiểu rủi ro cho các dự án PPP tại nước này.
Rủi ro tỷ giá và một số bài học kinh nghiệm
Các dự án PPP thường có sự tài trợ bởi các nguồn
vốn bằng đồng ngoại tệ. Do đó, rủi ro tỷ giá luôn hiện
hữu trong hầu hết các giai đoạn của dự án. Thất bại của
dự án PPP (hợp đồng BOT) cung cấp nước sạch tại TP.
Jakarta của Indonesia (năm 1998) có nguyên nhân chủ
yếu là từ rủi ro tỷ giá. Khủng hoảng tài chính châu Á nổ
ra đã dẫn đến sựmất giá mạnh của đồng nội tệ (Rupiah
Indonesia), trong khi đó, hợp đồng của Dự án này lại
không có điều khoản nào quy định về cơ chế điều chỉnh
khi gặp biến động về tiền tệ, do đó, nhà đầu tư đã rơi
vào tình trạng khó khăn về tài chính và phá sản.
Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng này, một
số dự án đã thành công, do có sự linh hoạt trong hợp
đồng và có phương án phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Cụ
thể như, dự án PPP cung cấp nước cho khu vực phía
Tây của Metro Manila (Philippines). Hợp đồng của
Dự án đã thiết lập một cơ chế điều chỉnh chênh lệch
ngoại hối nhằm giảm thiểu các tổn thất về ngoại hối
hoặc lợi nhuận có được từ việc thanh toán các khoản
nợ bằng ngoại tệ của DN.
BẢNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO
ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN PPP
Phân loại rủi ro
Biện pháp hạn chế rủi ro
Rủi ro xây dựng
Chi phí đội
Tăng thêm vốn
Thiết lập quỹ phòng ngừa rủi ro
Sử dụng hợp đồng giá cố định
Thỏa thuận đảm bảo giá tối đa
Rủi ro lợi nhuận
Rủi ro sử dụng/nhu cầu
Cơ chế chia sẻ lợi nhuận
Cơ chế phân phối lợi nhuận
Rủi ro tài chính
Lãi suất tăng
Đảm bảo lãi suất, hợp đồng phái sinh
Lạm phát
Điều chỉnh giá
Áp dụng trần/sàn lạm phát
Cơ chế giá linh hoạt
Rủi ro dịch vụ tài chính
Tài khoản nợ dự trữ
Rủi ro tỷ giá
Hợp đồng phái sinh
Rủi ro luật phát/chính trị
Thay đổi luật pháp
Hỗ trợ từ chính phủ
Đảm bảo từ chính phủ
Kéo dài thời gian trợ giá
Nguồn: Carbonara Net al (2015)