TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
25
nhiều lợi ích như: Giảm chi phí, quy trình xử lý hiệu
quả, xây dựng mối quan hệ giữa khu vực công và
khối doanh nghiệp tư nhân, và tận dụng hiệu quả
nguồn lực... Tuy nhiên, cơ chế PPP cũng có những
hạn chế, nhất là tính linh hoạt do liên quan đến các
chủ thể công và tư, khác biệt về tầm nhìn và mục
tiêu lợi ích, trách nhiệm giải trình...
Kinhnghiệmcủamột sốnền kinh tế thành viênAPEC
Chính phủ Philippines thiết lập khuôn khổ PPP
lần đầu tiên vào năm 1990. Trước năm 2010, các dự
án PPP tại Philippines đã được tiến hành rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực nhưng chưa được sử dụng hiệu
quả để đáp ứng nhu cầu CSHT trong nước. Theo báo
cáo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu APEC
Australia tại Trường Đại học RMIT đại diện cho Hội
đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), kể từ năm
2010, các dự án PPP tại Philippines đã có những
thành công khả quan, những kinh nghiệm bao gồm:
Một là,
một dự án PPP thành công không chỉ dựa
vào một yếu tố quan trọng duy nhất mà là sự đóng
góp của nhiều lĩnh vực.
Hai là,
các yếu tố như cách tiếp cận đúng đắn của
Chính phủ, gây dựng niềm tin của các NĐT tiềm
năng, cách thức quản trị phù hợp… luôn cần được
cải thiện để có được một dự án PPP thành công. Ví
dụ, Philippines đề xuất việc chỉ định một cố vấn
cho các dự án lớn và phức tạp để đảm bảo rằng quá
trình đấu thầu là hoàn toàn công bằng đối với tất cả
các nhà thầu. Việc này được thực hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau tại các nền kinh tế phát triển
như Australia, Canada, tuy nhiên, lại chưa phổ biến
ở các nền kinh tế đang phát triển.
Ba là,
khả năng của Chính phủ trong việc cung
cấp nguồn lực tài chính và nhân lực để thẩm
định, đấu thầu, quản lý và giám sát có hiệu quả
các dự án PPP.
Bốn là,
lợi ích của mối quan hệ chặt chẽ giữa
Chính phủ với khu vực tư nhân, được đảm bảo
bằng sự minh bạch và công bằng.
Năm là,
chiến lược truyền thông toàn diện đóng
vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục
nhận thức của các bên liên quan về các dự án PPP.
Một kinh nghiệm quốc tế khác cụ thể hơn liên
quan đến cơ chế chia sẻ rủi ro trong các dự án PPP
tác động tới nghĩa vụ của Chính phủ, đó là chương
trình nhượng quyền đường bộ của Mexico giai đoạn
từ 1989-1994. Theo chương trình này, khoảng 5.500
km đường bộ được đấu thầu theo 53 hợp đồng,
mức thu phí được điều chỉnh định kỳ 6 tháng/lần
dựa trên chỉ số giá tiêu dùng (CPI), người được
nhượng quyền được bảo lãnh quyền khai thác,
triên khai cua cac nên kinh tê ap dung thanh công
cac dư an PPP như: Mexico, Philippines, Australia,
Nhât Ban, Peru… trong diên đan APEC sẽ thưc sư
hưu ich.
Cơ chế chia sẻ rủi ro trong các dự án PPP
Trong đầu tư công, hình thức PPP sẽ giúp khu
vực công vừa giảm áp lực về vốn đầu tư, đồng thời
tận dụng được kiến thức, kinh nghiệm và hiệu quả
hoạt động của khu vực tư. Đối với các dự án đầu tư
công, khu vực nhà nước sẽ chịu toàn bộ rủi ro liên
quan đến dự án; song đối với các hợp đồng PPP
hai bên cùng nhau xây dựng cơ chế chia sẻ rủi ro
dựa trên nguyên tắc bên nào có thể giải quyết các
rủi ro tốt hơn, giảm thiểu chi phí nhiều hơn thì sẽ
nhận trách nhiệm giải quyết rủi ro đó. Do rủi ro của
các dự án PPP không thay đổi so với dự án đầu tư
công nên cơ chế chia sẻ rủi ro hợp lý là yếu tố quan
trọng quyết định đến sự thành công của các dự án
PPP. Trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả
thi, danh sách các rủi ro sẽ được đưa ra và các bên
sẽ xem xét, thoả thuận trong quá trình đàm phán
hợp đồng, ký kết hợp đồng. Một số rủi ro như rủi
ro liên quan đến vấn đề về chính trị, thay đổi cơ chế
chính sách, rủi ro liên quan đất đai thường do phía
Chính phủ đảm nhận; trong khi đó các rủi ro trong
quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng
thường do phía tư nhân đảm nhận.
Trên thế giới, các nước phát triển và đang phát
triển đều đẩy mạnh áp dụng PPP trong đầu tư cơ sở
hạ tầng và hình thức này đã chứng minh mang lại
HÌNH: CƠ CHẾ CHIA SẺ RỦI RO TRONG DỰ ÁN PPP
Nguồn: Tác giả tổng hợp