TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 29

28
QUẢN LÝ RỦI RO TÀI KHÓA ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG - TƯ
để đảm bảo rằng các rủi ro được phân chia một cách
hợp lý. Nguyên tắc trung tâm của việc phân bổ rủi ro
là mỗi rủi ro cần được phân bổ cho bên có thể quản lý
tốt nhất, hoặc nói chính xác hơn, mỗi rủi ro cần được
phân bổ cho bên quản lý - nơi hội đủ ba đặc điểm chủ
yếu sau: (i) có khả năng tốt nhất trong việc kiểm soát
khả năng xảy ra rủi ro; (ii) kiểm soát đánh giá và dự
đoán rủi ro một cách tốt và phản ứng kịp thời với rủi
ro đó; (iii) có khả năng chịu rủi ro ở mức chi phí thấp
nhất, nếu không thể kiểm soát được khả năng và tác
động của rủi ro.
Biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro bao gồm
cả các biện pháp hành chính và các biện pháp mang
tính thị trường. Những biện pháp hạn chế rủi ro đối
với các dự án PPP được thể hiện tại Bảng 2. Trong
đó, các biện pháp hành chính như thỏa thuận về giá
hay cơ chế chia sẻ, phân phối được đảm bảo mức
lãi suất… có thể được áp dụng. Những biện pháp
hành chính thường được sử dụng với các rủi ro phi
tài chính (rủi ro xây dựng, rủi ro pháp lý…). Trong
khi đó, việc áp dụng các biện pháp mang tính thị
trường thường được áp dụng với các rủi ro về tài
chính. Chẳng hạn, việc áp dụng các hợp đồng phái
sinh để phòng ngừa các rủi ro về tỷ giá hay lãi suất.
Tăng cường năng lực quản trị đối với dự án PPP
Việc quản lý rủi ro hiệu quả liên quan khá cao với
năng lực quản trị dự án. Sách Hướng dẫn của Ủy
ban Kinh tế châu Âu của Liên Hợp quốc (UNECE)
về Thúc đẩy Quản trị tốt trong PPP định nghĩa quản
trị là “quá trình trong các hành động của chính phủ
và cách mọi việc được thực hiện chứ không chỉ là
những gì đã làm”. Tất cả các yếu tố của Khuôn khổ
PPP được mô tả trong phần này góp phần quản lý
chương trình PPP. UNECE mô tả công tác “quản trị
tốt” theo 6 nguyên tắc: (i) Hiệu quả sử dụng các nguồn
lực; (ii) Trách nhiệm giải trình;
(iii) Tính minh bạch: rõ ràng và
cởi mở trong việc đưa ra quyết
định; (iv) Trung thực; (v) Công
bằng; (vi) Sự tham gia của tất
các bên liên quan.
Công khai minh bạch thông tin
đối với các dự án PPP
Công khai mính bạch
là yếu tố quan trọng trong
thành công của các dự án
PPP. Nhiều quốc gia bắt đầu
công khai chủ động các hợp
đồng dự án PPP theo luật
minh bạch, luật về quyền tự
do thông tin, hoặc luật PPP. Thông lệ công bố thông
tin không thống nhất giữa các quốc gia. Việc công
khai chủ động này có thể đạt được bằng nhiều cách
khác nhau. Chẳng hạn như Chile và Peru công khai
hợp đồng đầy đủ; Vương quốc Anh, đồng bộ hóa
các hợp đồng PPP trước khi cung cấp cho công
chúng tiếp cận.
Kinh nghiệm quản lý rủi ro
đối với các dự án PPP của một số nước
Vương quốc Anh
Anh là quốc gia đứng đầu châu Âu về dự án PPP
trong cung cấp dịch vụ công. Về phân bổ rủi ro, một
nghiên cứu của Li và các cộng sự (2005) cho thấy, tại
Anh, các rủi ro liên quan đến môi trường vĩ mô được
phân bổ cho Chính phủ là các rủi ro chịu tác động bởi
chính trị (như thay đổi chính sách, năng lực của Chính
phủ…), bởi tình hình kinh tế vĩ mô luật pháp. Còn các
rủi ro liên quan đến dự án như rủi ro kỹ thuật, rủi ro
quản lý… sẽ được chuyển giao cho tư nhân. Các rủi
ro nằm trong sự kiểm soát của hai bên như rủi ro do
cung – cầu…được chia sẻ giữa tư nhân và Chính phủ.
Chile
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công
bố năm 2008, Chile như một hình mẫu thành công
về PPP với 21 dự án có tổng đầu tư 5 tỷ USD trong
giai đoạn 1993-2001. Nhằm đo lường phản ứng
của thị trường và hạn chế rủi ro đối với khu vực
tư nhân, chính quyền nước này tổ chức đấu thầu
dự án theo quy mô từ nhỏ đến lớn, thu hút 27 liên
danh và 40 doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước
từ 10 quốc gia. Quy trình đấu thầu minh bạch và
cạnh tranh, khuyến khích mức doanh thu tối thiểu
đối với từng dự án.
BẢNG 1: RỦI RO CỦA CÁC DỰ ÁN PPP PHÂN THEO CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN
Giai đoạn phát
triển dự án
Giai đoạn xây dựng Giai đoạn vận hành
Giai đoạn
chuyển giao
Rủi ro trước đầu tư
- Rủi ro mặt bằng
- Đền bù/giải phóng
mặt bằng
- Tình trạng mặt bằng
- Chuẩn bị mặt bằng
- Rủi ro thiết kế
Rủi ro xây dựng
- Chi phí đội
- Chậm tiến độ
- Không đảm bảo
tiêu chí hoạt động
Rủi ro vận hành
- Đội chi phí vận hàng
- Chậm hoặc gián đoạn
trong hoạt động
- Chất lượng dịch vụ thấp
Rủi ro doanh thu
- Thay đổi về thuế
- Rủi ro nhu cầu/sử dụng
Rủi ro dịch
vụ tài sản
Chu kỳ dự án
Rủi ro tài chính
- Lãi suất tăng
- Lạm phát
- Tỷ giá
- Rủi ro dịch vụ tín dụng
Rủi ro ngoại lai bất khả kháng
- Rủi ro quản lý/chính trị
- Thay đổi về luật pháp
- Can thiệp chính trị
Nguồn: Carbonara N et al (2015)
1...,19,20,21,22,23,24,25,26,27,28 30,31,32,33,34,35,36,37,38,39,...125
Powered by FlippingBook