TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 20

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
19
chẽ về nghiên cứu, chuẩn bị dự án, không phải đấu
thầu lựa chọn nhà đầu tư, đối tác… nên được phía
nhà nước cũng như NĐT lựa chọn áp dụng. Tuy
nhiên, do quy định về “xã hội hóa” là các chính
sách ưu đãi, hỗ trợ chứ không phải là mô hình đầu
tư, không có khung pháp lý rõ ràng nên gặp nhiều
vướng mắc trong quá trình triển khai, đặc biệt là
việc phân chia trách nhiệm, quyền lợi giữa các bên
trong quá trình thực hiện đầu tư. Sự không rõ ràng
giữa PPP và “xã hội hóa” đầu tư đã góp phần “gây
nhiễu” và làm hạn chế việc triển khai các dự án PPP
hiện nay.
Bốn là, hạn chế về cơ chế sử dụng nguồn vốn nhà
nước tham gia thực hiện dự án.
Hiện nay, do nguồn vốn ngân sách trong kế
hoạch trung hạn là hạn hẹp nên việc bố trí ngân
sách cho dự án PPP rất khó khăn. Bên cạnh đó,
việc huy động nguồn vốn ODA làm phần nhà nước
tham gia trong dự án PPP phải đảm bảo đồng thời
3 quy trình (thủ tục về đầu tư công, vốn ODA và dự
án PPP) nên mất nhiều thời gian. Ngoài ra, trần nợ
công quốc gia đã đến ngưỡng cũng là một hạn chế
lớn đến việc huy động nguồn vốn ODA cho các dự
án PPP. Khó khăn về cơ chế huy động nguồn vốn
để thực hiện việc chuẩn bị và tham gia đầu tư các
dự án PPP được xem là “nút thắt” chính trong quá
trình triển khai đầu tư theo mô hình PPP.
Năm là, hạn chế về cơ chế thu hút nguồn vốn tín
dụng thương mại.
Theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP
và mới đây là Nghị định số 63/2018/NĐ-CP, NĐT
phải góp vốn chủ sở hữu với tỷ lệ từ 10 – 20% tổng
vốn đầu tư của dự án. Từ yêu cầu này cho thấy,
để đáp ứng nhu cầu đầu tư các dự án PPP trong
giai đoạn tới thì rất cần nguồn vốn huy động từ
các ngân hàng thương mại (trong và ngoài nước).
Trong bối cảnh hiện nay, nguồn tín dụng trong
nước hầu như có thời hạn ngắn (chỉ kéo dài từ
7 - 10 năm) và có sự chênh lệch rất lớn so với thời
gian hoàn vốn của một dự án hạ tầng (kéo dài
khoảng 20 - 30 năm). Việc các dự án BOT giao
thông vay ồ ạt trong thời gian qua cũng đã tạo
một áp lực rất lớn cho hệ thống ngân hàng trong
nước về khả năng hoàn trả vốn vay đúng hạn, kéo
theo nhiều lo ngại về bảo đảm an toàn tín dụng.
Về lượng, khả năng thu xếp các nguồn vốn để cho
vay của các tổ chức tín dụng cho dự án PPP cũng
gần ở mức giới hạn.
Nguồn vốn tín dụng thương mại nước ngoài có
khả năng về nguồn cung, thời hạn vay và mức lãi
suất tốt hơn so với mặt bằng trong nước. Tuy nhiên,
thực tiễn triển khai các dự án PPP hạ tầng lớn, quan
trọng trong lĩnh vực năng lượng và giao thông
trong thời gian qua cho thấy, các tổ chức tín dụng
nước ngoài đều có sức ép về cơ chế bảo lãnh các rủi
ro về lưu lượng, doanh thu, chuyển đổi ngoại tệ...
Do chưa có nhiều tiền lệ về các chính sách bảo lãnh
rủi ro nên việc áp dụng còn vướng nhiều quy định
hiện hành, không nhận được sự đồng thuận của các
bộ, ngành liên quan; một số dự án mất nhiều năm
nhưng vẫn chưa có được cơ chế hỗ trợ, bảo lãnh rõ
ràng để thực sự hấp dẫn các NĐT (như dự án đầu
tư đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Tân Vạn –
Nhơn Trạch...).
Giải pháp nhằm hoàn thiện
khung pháp lý cho dự án PPP
Từ thực tiễn triển khai đầu tư các dự án theo
hình thức PPP và các hạn chế nêu trên, nhằm thúc
đẩy triển khai đầu tư hiệu quả hình thức PPP thời
gian tới cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
Về ngắn hạn,
Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 63/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 15/2015/
NĐ-CP để “gỡ vướng” ngay các khó khăn trong
thực tiễn triển khai. Để kịp thời hướng dẫn Nghị
định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành
đang khẩn trương xây dựng, ban hành các thông tư
hướng dẫn chi tiết.
Nghị định số 63/2018/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung
nhiều nội dung, góc cạnh của quy định hiện hành;
trong đó có một số điểm nổi bật như:
- Quy định rõ về quy trình, thủ tục thực hiện dự
án PPP nói chung cũng như các dự án có quy trình
đặc thù đối với dự án sử dụng công nghệ cao hay
quy trình chặt chẽ đối với dự án BT. Thủ tục quyết
định chủ trương đầu tư dự án PPP đã được quy định
chi tiết tại Nghị định này theo từng loại dự án và
nhu cầu sử dụng nguồn lực nhà nước (Trung ương
hay địa phương) trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp,
tăng tính trách nhiệm của người đứng đầu.
- Bổ sung nguồn vốn nhà nước tham gia dự án
PPP từ các nguồn chi thường xuyên, nguồn thu từ
hoạt động cung cấp dịch vụ công để phù hợp với
tính chất của các loại hợp đồng PPP và tăng cơ hội
triển khai dự án PPP tại các đơn vị sự nghiệp công
lập tự chủ về tài chính (ví dụ điển hình là các bệnh
viện công lập đang quá tải...).
Song song với khung pháp lý về PPP, hiện nay,
Chính phủ thực hiện chính sách khuyến khích
“xã hội hóa đầu tư” trong các lĩnh vực giáo dục,
dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường,
nông nghiệp, giám định tư pháp.
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...125
Powered by FlippingBook