20
QUẢN LÝ RỦI RO TÀI KHÓA ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG - TƯ
- Quy định chặt chẽ hơn đối với dự án BT: Dự
án BT chỉ được đấu thầu lựa chọn NĐT khi đã có
thiết kế và dự toán được phê duyệt; Quỹ đất dự
kiến thanh toán cho NĐT phải được định rõ ngay
trong giai đoạn lập báo cáo cáo nghiên cứu khả thi
– với yêu cầu phải được phê duyệt quy hoạch xây
dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/500 (nếu có).
- Bãi bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư dự án PPP: Dự án PPP đã được Nhà nước
phê duyệt và tổ chức đấu thầu lựa chọn NĐT; việc
thực hiện dự án thông qua hợp đồng dự án PPP đã
được các bên đàm phán và ký kết; do đó, Nghị định
mới đã bãi bỏ thủ tục cấp “Giấy chứng nhận đầu tư”
đối với dự án PPP.
- Minh bạch nội dung cơ bản hợp đồng PPP đã
được ký kết, Nghị định quy định thời gian và các
nội dung thông tin cơ bản hợp đồng PPP phải được
công khai để tăng tính minh bạch, tính giải trình
và đặc biệt làm tăng khả năng giám sát của người
dân, xã hội.
- Nghị định đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung
khá nhiều quy định về: lĩnh vực đầu tư, hợp đồng
dự án, tăng cường việc phân cấp, yêu cầu về vốn
chủ sở hữu của NĐT, yêu cầu về thời điểm chuyển
nhượng dự án...
Những thay đổi này được kỳ vọng sẽ tạo niềm
tin cho cộng đồng các NĐT về một môi trường đầu
tư công khai, minh bạch, các dự án khi đưa ra đấu
thầu được chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản.
Về dài hạn,
để thu hút hiệu quả hơn nữa nguồn
vốn cũng như kinh nghiệm của NĐT thông qua mô
hình đầu tư PPP, việc ban hành Luật về đầu tư theo
hình thức PPP là rất cần thiết. Xác định rõ yêu cầu
này, ngay từ đầu năm 2017, tại Nghị quyết số 01/
NQ-CP, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu
tư chủ trì nghiên cứu Luật Đầu tư theo hình thức
PPP. Triển khai thực hiện nhiệm vụ này, trong năm
qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ,
ngành, địa phương, các tổ chức tư vấn, tổ chức tài
chính, NĐT trong và ngoài nước để xác định mục
tiêu, định hướng các nhóm chính sách cần xem xét,
đưa vào dự thảo luật. Tại Nghị quyết số 54/NQ-CP
ngày 10/5/2018, Chính phủ quyết nghị thông qua
Hồ sơ xây dựng Luật về PPP để sớm trình Quốc hội
xem xét, bổ sung Luật PPP vào chương trình xây
dựng Luật năm 2018.
Dự thảo chi tiết Luật về PPP đang được khẩn
trương hoàn thiện với yêu cầu đạt được 3 mục tiêu
chính: (i) Thể chế hóa chủ trương, quan điểm của
Đảng về thu hút nguồn lực đầu tư từ khu vực tư
nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia; nâng
cấp các quy định tại Nghị định hiện hành nhằm
nâng cao cơ sở pháp lý của các quy định, xử lý các
nội dung chồng chéo giữa các Luật và bổ sung các
quy định còn thiếu; (ii) Tạo dựng môi trường đầu tư
theo hình thức PPP với khung pháp lý cao nhất, hạn
chế rủi ro về mặt thay đổi chính sách; (iii) Nâng cao
hiệu quả đầu tư theo hình thức PPP, gắn với trách
nhiệm của các bên có liên quan bao gồm bộ, ngành
và địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
NĐT; doanh nghiệp dự án; ngân hàng, tổ chức tín
dụng và cơ quan hậu kiểm.
Trên cơ sở phát triển các quy định hiện hành về
PPP, các quy định có liên quan và kinh nghiệm thực
tiễn triển khai trong thời gian qua, dự kiến nội dung
Luật về PPP sẽ tiếp tục làm rõ các nội dung:
- Nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án ưu tiên đầu
tư PPP; đồng thời, xây dựng công cụ phân tích đánh
giá hiệu quả đầu tư của dự án một cách chính xác,
có trách nhiệm.
- Phân định rõ ràng trách nhiệm và cơ chế phối
hợp giữa các bên liên quan thực hiện dự án PPP ở
cấp Trung ương và địa phương; đi cùng là quy định
rõ ràng về chế tài xử lý vi phạm hợp đồng đã ký kết.
- Tăng cường quy định về công khai, minh bạch
thông tin trong quá trình đầu tư (bao gồm các chế
độ báo cáo định kỳ và xây dựng hệ thống cơ sở dữ
liệu quốc gia về PPP).
- Quy định rõ hơn về trình tự, thủ tục đầu tư các
dự án PPP với các loại hợp đồng, quy mô và cấp
quản lý khác nhau; trong đó chú trọng việc cắt giảm
thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc phân cấp.
- Quy định rõ hơn các cơ chế, biện pháp thu hút,
đảm bảo đầu tư thông qua các công cụ hỗ trợ, bảo
đảm, bảo lãnh của Chính phủ.
- Quy định rõ hơn về nghĩa vụ pháp lý trong hợp
đồng PPP.
Việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý PPP cần
đi song hành với kinh nghiệm thực tiễn triển khai
và hài hòa các quy định khác có liên quan; đây là
nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhưng cần có kế
hoạch, lộ trình.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định số 77/1997/NĐ-CP ngày 18/6/1997 về việc ban hành quy chế
đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao
(BOT) áp dụng cho đầu tư trong nước;
2. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13;
3. Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về đầu tư theo hình thức
PPP;
4. Nghị định số 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;
5. Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 thay thế Nghị định số
15/2015/NĐ-CP.