26
QUẢN LÝ RỦI RO TÀI KHÓA ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG - TƯ
đồng thời cổ phần trong công ty nhượng quyền
được cấp cho các công ty xây dựng tương đương
chi phí xây dựng. Trong giai đoạn đầu, tiêu chí trao
thầu là dự án có thời hạn nhượng quyền ngắn nhất
(trung bình 15 năm). Với thời hạn nhượng quyền
ngắn như vậy, phí đường bộ sẽ tăng và khi cạnh
tranh với đường bộ “miễn phí” thì lượng tham gia
giao thông và doanh thu của các dự án này thấp
hơn dự kiến. Tuy nhiên, năm 1994, đồng Peso của
Mexico mất giá 66%, các khoản nợ phần lớn tính
bằng USD, thị trường tài chính trong nước không
sẵn sàng huy động vốn dài hạn và GDP giảm
6,2%, người được chuyển nhượng không thể điều
chỉnh phí đường bộ kịp thời, những đường bộ này
thường không kết nối đường dài nên không thu
hút vận tải. Bên cạnh đó, trước đòi hỏi của người
dân về một số tuyến đường bộ miễn phí ở Mexico
đã tạo ra nhiều phản ứng với mức thu phí cao, và
lưu lượng giao thông qua các tuyến đường nhượng
quyền thấp hơn dự kiến. Tình hình này đã gây ảnh
hưởng đáng kể đến việc thực hiện chương trình
nhượng quyền đường bộ của Mexico, cụ thể, 23
tuyến đường cao tốc không có khả năng trả nợ, vì
vậy tài sản do một tổ chức được Chính phủ tài trợ
mua lại với giá từ 7-12 tỷ USD, cổ phần tại các công
ty nhượng quyền gần như mất trắng.
Trước tình hình đó, Mexico đã đưa ra một mô
hình PPP mới, cải tiến thông qua hình thức đấu
thầu. DN tham gia đấu thầu phải đáp ứng các yêu
cầu pháp lý, kỹ thuật, tài chính và được chào mức
trợ cấp cố định hoặc linh hoạt tính theo giá trị hiện
tại thuần (NPV) thấp nhất từ phía Chính phủ. Tài
sản được chuyển giao vào giai đoạn cuối của hợp
đồng và tất cả các dự án đều phải chứng minh
“đúng giá” khi so sánh với các dự án công. Theo đó,
đã có ít nhất 28 hợp đồng nhượng quyền, 3.112 km
và 6.819 triệu USD vốn đầu tư đến cuối năm 2014.
Mô hình mới này đã hạn chế được cú sốc khủng
hoảng tài chính từ bên ngoài, mặc dù hoạt động của
dự án bị suy giảm nhưng không cần đến sự hỗ trợ
của Chính phủ, và thời gian hoạt động của các dự
án cơ sở hạ tầng được kéo dài hơn, phù hợp hơn với
cam kết của dự án.
Một số gợi ý cho Việt Nam
Các dự án PPP ở Việt Nam chủ yếu trong lĩnh
vực giao thông đường bộ và nhà máy nhiệt điện
theo hình thức hợp đồng BOT, tuy nhiên xây dựng
một cơ chế chia sẻ rủi ro hợp lý trong các hợp đồng
BOT chưa được các cơ quan quản lý nhà nước thật
sự chú trọng, ngoại trừ các dự án BOT nhiệt điện.
Thời gian qua, nhiều NĐT và các tổ chức tài chính
quan tâm đến hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng theo hình thức PPP, tuy nhiên, NĐT nước ngoài
cho rằng, thị trường PPP ở Việt Nam chưa phát triển,
tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy cần có nhiều hình thức
bảo lãnh để chia sẻ rủi ro cho các NĐT như: Cơ chế
bảo lãnh doanh thu tối thiểu, bảo lãnh tỷ giá hối đoái,
bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ.
Qua kinh nghiệm quốc tế của một số nền kinh tế
APEC có thể rút ra bài học về xây dựng cơ chế chia
sẻ rủi ro hợp lý giữa Nhà nước và tư nhân để đảm
bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, phù hợp với bối
cảnh của Việt Nam.
Một là,
khu vực nhà nước chịu trách nhiệm giải
quyết các rủi ro liên quan đến: thay đổi chính sách;
giải phóng mặt bằng, tái định cư; rủi ro bất khả
kháng liên quan đến thiên tai, địch họa và rủi ro
liên quan đến bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ.
Hai là,
khu vực tư nhân chịu trách nhiệm giải
quyết các rủi ro, bao gồm: Rủi ro về thiết kế, xây
dựng, huy động nguồn vốn đầu tư; rủi ro liên quan
đến doanh thu; rủi ro liên quan đến tỷ giá hối đoái.
Ba là,
ngoài việc hoàn thiện khung khổ pháp lý
về PPP, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện cải cách
tài khóa, trong đó có cải cách thuế, định hướng lại
chi tiêu công, thận trọng khi vay nợ, các khoản thu
ngoài thuế. Bên cạnh đó,Việt Nam cần thúc đẩy sự
tham gia của khu vực tư, tạo ra môi trường đầu tư
hấp dẫn, tận dụng nhiều hơn phương thức hợp tác
công tư, phát triển thị trường vốn.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;
2. Tr. Sơn, Đại diện ADB: Cần đối thoại, chia sẻ rủi ro và lợi ích trong PPP, truy
cập
-
ro-va-loi-ich-trong-ppp/c/21716233.epi, tin bài ngày 08/3/2017;
3. Asian Development Bank, Meeting Asia’s Infrastructure Needs, 2017;
4. Australia APEC Study Centre at RMIT University on behalf of the APEC Business
Advisory Council, Success factors in the Philippines’ PPP Program, 2016;
5. Investment Experts’ Group, Guidebook on PPP Frameworks in APEC region
(Excerpt), 2015;
6. Updated Mexican Public Infrastructure Projects 2009. 2009. White & Case
LLP, Energy, Infrastructure and Finance.
BẢNG: KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH PPP TẠI PHILIPPINES
Số lượng dự án
Đang triển khai
2
Đã có quyết định cho thầu
10
Đang trong giai đoạn mua sắm
17
Đang trình Chính phủ phê duyệt
6
Đang xây dựng dự án
18
Nguồn: Tác giả tổng hợp