TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
43
rất lớn đến mức tiền lương cụ thể trong bảng lương,
quyết định giá trị danh nghĩa của mỗi bậc lương và
thể hiện quan điểm đãi ngộ đối với người hưởng
lương thấp, song liên quan nhiều đến yêu cầu nguồn
lực đảm bảo, vì vậy cần phải được nghiên cứu cẩn
trọng, đánh giá tác động đa chiều từ phía người
hưởng lương, người quản lý, sử dụng cán bộ, công
chức, viên chức và Nhà nước.
Hai là,
xác định số bậc lương trong mỗi thang
lương của từng bảng lương. Số bậc lương trong mỗi
thang lương liên quan đến giá trị bằng tiền của mỗi
bậc lương. Những năm qua, nhiều bậc lương đã
được thiết kế trong thang lương với hàm ý để có đủ
bậc lương cho người hưởng lương có thâm niên mà
không đủ điều kiện nâng lên ngạch cao hơn, đã từng
thu bớt số bậc lương để bậc lương có giá trị hơn và
khả thi hơn đối với người hưởng lương để không
xảy ra có người làm việc cả đời vẫn không đạt tới
bậc lương cuối, đã có quy định áp dụng chế độ thâm
niên vượt khung vì số bậc lương quá ít, trong khi
người hưởng lương đã ở bậc cuối cùng mà vẫn còn
làm việc. Cụ thể, năm 1993, ngạch chuyên viên cao
cấp có 7 bậc, sau rút xuống 6 bậc; ngạch chuyên viên
chính có 9 bậc, sau rút xuống 8 bậc; ngạch chuyên
viên có 10 bậc, sau rút xuống 9 bậc; ngạch cán sự có
16 bậc, sau rút xuống 12 bậc.
Để không rơi vào vòng luẩn quẩn như đã xảy ra,
cần phải khảo sát, đánh giá cụ thể số người đang
giữ bậc lương cuối cùng trong mỗi thang lương hiện
hành, từ đó, xác định số bậc hợp lý trong từng thang
lương mới; đồng thời, có quy định cụ thể về áp dụng
phụ cấp thâm niên vượt khung cho trường hợp đã
ở bậc lương cuối cùng mà không đủ điều kiện nâng
ngạch và vẫn còn tuổi làm việc theo quy định của
pháp luật, tất nhiên phải tính đến việc điều chỉnh
tuổi nghỉ hưu theo Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải
cách bảo hiểm…
Ba là,
thiết kế mới một số phụ cấp, sắp xếp lại các
chế độ phụ cấp lương tiếp tục được thực hiện đi đôi
với bãi bỏ một số phụ cấp trùng lặp về điều kiện, đối
tượng hưởng hoặc đã được tính vào lương cơ bản.
Triển khai cải cách tiền lương năm 2004, Chính
phủ ban hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP trong
đó quy định 14 chế độ phụ cấp lương để khuyến
khích, thu hút cán bộ, công chức, viên chức và lực
lượng vũ trang công tác ở vùng khó khăn hoặc theo
điều kiện lao động của ngành, nghề… Cụ thể là:
Nhóm phụ cấp theo phân loại chức danh và phân
loại tổ chức (gồm: phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ
cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ
quan, đơn vị khác); nhóm phụ cấp theo vùng (gồm:
phụ cấp khu vực; phụ cấp đặc biệt; phụ cấp thu
hút); nhóm phụ cấp theo điều kiện lao động và
ưu đãi ngành, nghề công việc (gồm: phụ cấp độc
hại, nguy hiểm; phụ cấp lưu động; phụ cấp trách
nhiệm công việc; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ
cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp phục vụ quốc
phòng, an ninh); nhóm phụ cấp theo thời gian công
tác (gồm: phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp
thâm niên nghề).
Trong quá trình thực hiện, ngoài việc mở rộng
đối tượng hưởng đối với các loại phụ cấp hiện có
như phụ cấp trách nhiệm theo nghề, phụ cấp ưu đãi
theo nghề, đã bổ sung thêm 3 chế độ phụ cấp mới,
nâng tổng số chế độ phụ cấp hiện hành lên 17 chế
độ. Tình trạng có nhiều loại phụ cấp và khung mức
phụ cấp quá cao so với lương cơ bản dẫn đến nhiều
trường hợp cán bộ công chức viên chức được hưởng
tiền từ phụ cấp lương lớn hơn tiền lương cơ bản,
phát sinh nghịch lý là phụ lớn hơn chính.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên,
trong đó có nguyên nhân sử dụng phụ cấp lương để
xử lý trước mắt tình trạng tiền lương thấp, kéo theo
đó là cơ chế “xin cho”, dẫn đến phụ cấp lương trở
thành méo mó, xa rời ý nghĩa bù đắp, ý nghĩa ưu đãi
khuyến khích đối với người hưởng lương của chế độ
phụ cấp lương.
Về vấn đề này, ngoài việc tiếp tục áp dụng một số
phụ cấp còn phù hợp như phụ cấp kiêm nhiệm, phụ
cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ
cấp an ninh-quốc phòng… Nghị quyết số 27-NQ/
TW xác định: Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ
cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy
hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề)…; Gộp phụ
cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác ở
vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn;
Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công
an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với
cán bộ công chức); phụ cấp chức vụ (do các chức
danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện
xếp lương chức vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể
chính trị- xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào
trong mức lương cơ bản ); phụ cấp độc hại, nguy
Nghị quyết số 27-NQ/TW đã chỉ ra các giải
pháp tài chính ngân sách cụ thể và xác định
“coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực
cho cải cách chính sách tiền lương”. Trên cơ sở
đó “hằng năm, dành khoảng 50% tăng thu dự
toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách
địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách
trung ương cho cải cách chính sách tiền lương”.